Danh sách bài viết

10 đại học tốt nhất nước Mỹ năm 2024

Cập nhật: 19/09/2023

US News and World Report ngày 17/9 công bố bảng xếp hạng đại học tốt nhất nước Mỹ năm 2024. Vị trí của các đại học hàng đầu gần như ổn định so với năm ngoái.

Chiếm giữ năm vị trí đầu tiên vẫn là những cái tên quen thuộc, gồm Đại học Princeton, Đại học Stanford, Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Yale.

Trong đó, Đại học Princeton giữ vị trí số 1, theo sau là MIT, không thay đổi so với năm trước. Đại học Harvard và Stanford cùng giữ nguyên vị trí thứ ba, trong khi Đại học Yale - đồng hạng ba năm ngoái, tụt xuống hạng năm.

Đại học Pennsylvania tăng một hạng lên vị trí thứ 6, theo sau là Đại học Duke và Viện Công nghệ California cùng hạng 7. Đại học Brown có bước nhảy lớn nhất, từ hạng 13 lên hạng 9, cùng vị trí với Đại học Northwestern, tăng một hạng. Cũng ở vị trí thứ chín là Đại học Johns Hopkins, nhưng trường này đã rớt hai hạng so với năm ngoái.

Tất cả đại học trong top 10 đều là trường tư. Học phí các trường này dao động từ 54.000-68.000 USD (1,3-1,65 tỷ đồng) mỗi năm.

Xếp hạng

Trường

Học phí (USD/năm)

1

Đại học Princeton

59.700

2

Học viện Công nghệ Massachusetts

59.750

3

Đại học Harvard

54.300

3

Đại học Stanford

20.600/quý

5

Đại học Yale

64.700

6

Đại học Pennsylvania

58.600

7

Viện Công nghệ California

60.800

7

Đại học Duke

63.500

9

Đại học Brown

68.200

9

Đại học Johns Hopkins

62.800

9

Đại học Northwestern

64.900

Bảng xếp hạng cao đẳng và đại học Mỹ của US News ra đời từ năm 1983, là nguồn tham khảo phổ biến của nhiều học sinh, bên cạnh hai bảng xếp hạng QS và THE.

Năm nay, US News xếp hạng tổng cộng 1.500 trường, theo 19 tiêu chí. Trọng số của mỗi tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào đại học đó có sử dụng điểm SAT/ACT trong tuyển sinh hay không. Trong số này, điểm tự đánh giá và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp vẫn chiếm trọng số cao nhất (dao động 16-21% mỗi tiêu chí).

7 tiêu chí mới được đưa vào để đánh giá, gồm tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên là thế hệ đầu tiên trong gia đình học đại học, tỷ lệ cử nhân có thu nhập cao hơn học sinh tốt nghiệp trung học, số trích dẫn trên mỗi ấn phẩm hay số công bố quốc tế của giảng viên...

5 tiêu chí cũ, trong đó có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp phải vay vốn, thứ hạng thời trung học hay quy mô lớp học, đã bị loại khỏi cách xếp hạng năm nay.

Theo US News, những thay đổi trên nhằm đánh giá tính dịch chuyển xã hội, cụ thể là khả năng tốt nghiệp của những sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn tại các trường đại học. Một số thước đo như thứ hạng thời trung học của sinh viên bị loại bỏ vì không nhiều trường báo cáo dữ liệu đó nữa.

Sinh viên tốt nghiệp Đại học Princeton, tháng 5/2023. Ảnh: Facebook Princeton University

Sinh viên tốt nghiệp Đại học Princeton, tháng 5/2023. Ảnh: Princeton University Fanpage

Khánh Linh (Theo US News)


Nguồn: / Theo Vnexpress

Quỹ lớp tiêu hơn 260 triệu đồng, phụ huynh bức xúc

Giáo dục và đào tạo

Năm học mới chưa đầy một tháng nhưng các khoản chi quỹ của lớp 1/2, trường Tiểu học Hồng Hà đã hơn 260 triệu đồng, khiến nhiều phụ huynh bức xúc.

Nữ sinh lớp 9 tử vong sau giờ học thể dục

Giáo dục và đào tạo

Một nữ sinh lớp 9 tử vong sau khi chạy khoảng 250m trong giờ thể dục, được cho do mắc bệnh lý về tim mạch.

Tiền của nước nào in lời quốc ca?

Giáo dục và đào tạo

Lời bài hát quốc ca của nước này được in ở mặt sau của tờ tiền mệnh giá 1.000 đô la.

Sinh viên săn điểm rèn luyện

Giáo dục và đào tạo

Sau một học kỳ mất cơ hội vì điểm rèn luyện thấp, Thùy Linh tham gia hiến máu, tổ chức sự kiện ở trường, giúp cô đủ điều kiện giành học bổng kỳ sau.

Nam sinh gen Z học lập trình nhúng IoT để tăng cơ hội việc làm

Giáo dục và đào tạo

Phạm Hồng Quy (sinh viên năm 4 ngành CNTT, Nha Trang) học Lập trình nhúng IoT cùng Lumi tại FUNiX để nâng cao kỹ năng lập trình, tìm kiếm cơ hội việc làm.

Tìm chỗ thực tập ngành AI

Giáo dục và đào tạo

Em thấy các website tuyển dụng ít đăng tuyển thực tập về AI nên lo lắng không biết thị trường ra sao.

Muốn bỏ Quản trị Kinh doanh sang Điều dưỡng

Giáo dục và đào tạo

Em tính xin gia đình cho thôi học để chuyển sang một trường cao đẳng y tế, ra trường sẽ đi theo chương trình lao động ở Nhật hoặc Đức để có thu nhập tốt.

Phụ huynh Mỹ vất vả vì con chỉ đi học bốn ngày một tuần

Giáo dục và đào tạo

Lịch học giảm từ năm ngày xuống bốn ngày một tuần khiến nhiều phụ huynh Mỹ đau đầu chuyện trông con.

Sinh viên săn điểm rèn luyện - mũi tên trúng hai đích

Giáo dục và đào tạo

Sau một học kỳ mất cơ hội vì điểm rèn luyện thấp, Thùy Linh tham gia hiến máu, tổ chức sự kiện ở trường, giúp cô đủ điều kiện giành học bổng kỳ sau.

Sai lầm nếu nghĩ 'săn Tây' để giỏi tiếng Anh

Giáo dục và đào tạo

"Săn Tây" từng là cách sáng tạo để rèn giao tiếp và chủ động khi học tiếng Anh, nhưng ngày nay có lẽ không còn phù hợp về tính hiệu quả và văn hóa.