Danh sách bài viết

2018 có thể trở thành năm của tụy nhân tạo

Cập nhật: 28/12/2017

Có rất nhiều tin đồn về việc tụy nhân tạo sẽ trở thành một thiết bị tiềm năng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường type 1. Trên thực tế, gần đây, thiết bị này vừa mới được đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Một bài báo đăng trên tạp chí Diabetologia (tạp chí của Hiệp hội châu Âu về nghiên cứu bệnh tiểu đường) cho biết tụy nhân tạo có thể được đưa ra thị trường sớm nhất là vào năm 2018, đem lại niềm hy vọng mới cho hàng triệu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 1.

Tụy nhân tạo là gì?

Tụy nhân tạo là một thiết bị theo dõi đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 1 và có thể tự động điều chỉnh lượng insulin tiêm vào cơ thể.

Gần đây, các công nghệ có sẵn đã cho phép insulin được bơm vào cơ thể người bệnh sau khi nhận kết quả từ một thiết bị đo đường huyết. Với tụy nhân tạo, hai nhiệm vụ này sẽ được tích hợp trên cùng một thiết bị mà không cần phải giám sát liên tục.

Sơ đồ hệ thống tụy nhân tạo

Tụy nhân tạo bao gồm các cảm biến giám sát đường huyết liên tục (CGM) kiểm tra lượng đường ở dưới da, một máy bơm insulin có thể tiêm insulin liên tục vào cơ thể cả ngày. Hai bộ phận này kết nối với nhau thông qua một hệ thống kiểm soát thuật toán (CAD). Kết quả từ CMG sẽ được gửi đến các CAD (như điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet) hoặc máy tính cá nhân (PC)) để phân tích và tính toán chính xác lượng insulin, và quyết định lượng insulin cần thiết cho cơ thể. Việc truyền thông tin giữa các bộ phận đóng vai trò như sự điều tiết insulin ở các tuyến tụy khỏe mạnh. Nhờ vậy, bệnh nhân sẽ tránh được nhầm lẫn khi tính liều và tiêm thuốc.

Đã có rất nhiều cá nhân, tổ chức nghiên cứu hướng tới việc phát triển công nghệ này. Trong số đó, Hovorka, Kovatchev và Phillip đã hợp tác với các công ty để thương mại hóa những nghiên cứu của mình. Hovorka, Phillip cùng với Medtronic, Kovatchev đã khởi đầu với công nghệ TypeZero. Ngoài ra vào cuối năm 2015, Damiano đã thành lập một công ty “vì lợi ích công cộng” phát triển công nghệ này, mang tên Beta Bionics.

Sự tích hợp các công nghệ

Tụy nhân tạo không chỉ là sự kết hợp giữa máy bơm insulin và máy đo đường huyết, mà cơ quan nhân tạo này còn có khả năng thích ứng với những cải tiến trong việc điều trị tiểu đường theo thời gian. Một trong những cải tiến đó là sự giám sát lượng đường huyết – yếu tố quyết định thay đổi nhu cầu insulin giữa các bệnh nhân khác nhau.

Một cải tiến khác của tụy nhân tạo là trong lĩnh vực tìm kiếm các phân tử tương tự insulin. Insulin nhân tạo đường tiêm hay uống đều phải cần một khoảng thời gian để phát huy hiệu quả, và khoảng thời gian đó nhiều khi quá dài. Vì hoạt động của đồng phân insulin đạt đỉnh ở 0,5 – 2 giờ sau khi tiêm, với hiệu quả kéo dài trong 3 – 5 giờ. Việc sử dụng chất tương tự, “insulin aspart”, hoặc các dạng khác của insulin để có hiệu quả nhanh hơn cũng đang được xem xét nghiên cứu.

Mốc 2018 trên thực tế đã bao gồm cả quá trình chờ đợi FDA phê chuẩn việc đưa tụy nhân tạo vào sử dụng, cơ quan hiện nay đã bắt đầu thẩm tra một sản phẩm tụy nhân tạo được đề xuất sử dụng sớm nhất là vào năm 2017.

Tụy nhân tạo và các công nghệ nhân tạo khác đã cho chúng ta cái nhìn đầy đủ hơn về sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực y học hiện đại, và trong tương lai, sự phát triển này sẽ còn vượt trội hơn nữa.

Nguồn: / 0