Danh sách bài viết

30 câu trắc nghiệm Khúc xạ ánh sáng cơ bản

Cập nhật: 27/08/2020

1.

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng

A:

ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt

B:

ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

C:

ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

D:

ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Đáp án: A

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

2.

Hoàn thành câu phát biểu sau: “ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị …… tại mặt phân cách giữa hai môi trường”

A:

gãy khúc

B:

uốn cong

C:

dừng lại

D:

quay trở lại

Đáp án: A

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng khi truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường

3.

Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng. So với góc tới, góc khúc xạ

A:

nhỏ hơn

B:

lớn hơn hoặc bằng

C:

lớn hơn

D:

nhỏ hơn hoặc lớn hơn

Đáp án: D

Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng. So với góc tới, góc khúc xạ nhỏ hơn hoặc lớn hơn tuỳ thuộc vào chiết suất của các môi trường

4.

Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là không đúng?

A:

Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.

B:

Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.

C:

Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0

D:

Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.

Đáp án: D

Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ nhỏ hơn hoặc lớn hơn góc tới

5.

Theo định luật khúc xạ thì

A:

tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng

B:

góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0

C:

góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần

D:

góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ

Đáp án: A

Theo định luật khúc xạ thì tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẵng

6.

Khi tia sáng truyền từ môi trường (1) có chiết suất n1 sang môi trường (2) có chiết suất n2 với góc tới i thì góc khúc xạ là r. Chọn biểu thức đúng

A:

n1sin r = n2sin i

B:

n1sin i = n2sin r

C:

n1cos r = n2cos i

D:

n1tan r = n2tan i

Đáp án: B

Theo định luật khúc xạ ta có nsini = n2sin r

7.

Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt là n thì

A:

n = 1

B:

n >1

C:

n < 1

D:

n > 0

Đáp án: B

Chiết suất tuyệt đối của mọi môi trường đều lớn hơn 1

8.

Một tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác dọc theo pháp tuyến của mặt phân cách thì góc khúc xạ là

A:

00

B:

900

C:

bằng igh

D:

phụ thuộc vào chiết suất hai môi trường

Đáp án: A

n1sin i = n2sin r khi i = 0 thì r = 0

9.

Cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) với vận tốc v1 sang môi trường (2) với vận tốc v2 , biết v< v1 thì

A:

i < r

B:

i > r

C:

n2sini = n1sinr

D:

Đáp án: B

10.

Chọn câu không đúng. Khi hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước thì.

A:

góc tới i lớn hơn góc khúc xạ r

B:

góc tới i bé hơn góc khúc xạ r

C:

góc tới i đồng biến góc khúc xạ r

D:

tỉ số sini với sinr là không đổi

Đáp án: A

n1sini = n2sin r khi truyền từ không khí vào nước thì n1 < n2 => i > r

11.

Khi hiện tượng khúc xạ ánh sáng từ môi trường trong suốt ra không khí thì

A:

góc tới i lớn hơn góc khúc xạ r

B:

góc tới i bé hơn góc khúc xạ r

C:

góc tới i nghịch biến góc khúc xạ

D:

tỉ số sini với sinr là thay đổi

Đáp án: B

n1sini = nsinr  khi truyền từ môi trường trong suốt ra không khí thì n1 > n2 => i < r

12.

Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối của nước đối với thuỷ tinh là

A:

n12 = n1/n2

B:

n12 = n2/n1

C:

n21 = n2 – n1

D:

n12 = n1 – n2

Đáp án: A

Chiết suất tỉ đối của nước đối với thuỷ tinh là n12 = n1/n2

13.

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với

A:

chính nó

B:

chân không

C:

không khí

D:

nước

Đáp án: B

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với chân không.

14.

Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức

A:

sini = n

B:

sini = 1/n

C:

tani = n

D:

tani = 1/n

Đáp án: C

15.

Chọn câu sai.

A:

Chiết suất là đại lượng không có đơn vị

B:

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường luôn luôn nhỏ hơn 1

C:

Chiết suất tuyệt đối của chân không bằng 1

D:

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường không nhỏ hơn 1

Đáp án: B

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường luôn luôn lớn hơn 1

Nguồn: /