Danh sách bài viết

AI của DeepMind giải thành công phần lớn cấu trúc protein, giúp ta hiểu rõ cả bệnh tật lẫn thuốc thang

Cập nhật: 09/10/2020

Những dòng thuật toán khéo léo và đầy sức mạnh của AlphaFold giúp ta hiểu protein cuộn gập như thế nào.

Công ty DeepMind vừa phát triển thành công phần mềm trí tuệ nhân tạo có thể dự đoán chính xác cấu trúc của protein sau quá trình cuộn gập. Giải được thử thách lớn ngáng đường khoa học suốt 50 năm nay, ta có thể hiểu rõ hơn về các loại bệnh tật cũng như thuốc men giúp con người chống lại chúng. 

Trong mọi sinh vật sống, ta có thể đếm ra hàng ngàn protein giúp duy trì sự sống cũng như trạng thái khỏe khoắn của tế bào. Dự đoán được hình dạng của protein sau cuộn gập, ta hoàn toàn có thể xác định được chức năng của chúng. Hầu hết các bệnh, bao gồm cả ung thư và mất trí nhớ, đều có liên quan tới chức năng hoạt động của protein. 

Protein là cấu trúc đẹp tuyệt trần bậc nhất, và khả năng dự đoán được cách thức chúng cuộn lại vẫn làm khó rất nhiều nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua”, giáo sư Dame Janet Thornton tới từ Viện Tin sinh học Châu Âu nói với báo giới qua điện thoại.

Đây là hình ảnh cấu trúc protein do DeepMind tạo ra.
Ta có thể phân tích ra chức năng của protein dựa trên hình ảnh 3D của chúng. Đây là hình ảnh cấu trúc protein do DeepMind tạo ra.

Hệ thống AI có tên AlphaFold của DeepMind tham gia tranh tài tại một cuộc thi do nhóm Đánh giá Phê bình Khả năng dự đoán Cấu trúc (CASP) tổ chức. Đây là hoạt động cộng đồng với sứ mệnh tìm ra giải pháp tính toán thành công cấu trúc 3 chiều của phân tử protein. CASP đã theo dõi tiến trình phát triển của hoạt động xây dựng cấu trúc protein suốt 25 năm nay, và đến hôm nay, họ mới có dịp hồ hởi đưa khẳng định: hệ thống AlphaFold của DeepMind dự đoán được cấu trúc protein với độ chính xác chưa từng có.

DeepMind đã nhảy vọt về phía trước”, giáo sư John Moult, chủ tịch CASP, nhận định. “Một phần lớn của thử thách tồn tại suốt 50 năm trong ngành khoa học máy tính đã được giải thành công”. Ông Moult hồ hởi về những triển vọng mà hệ thống AlphaFold sẽ đem lại cho ngành dược phẩm cũng như lĩnh vực thiết kế protein mới hình thành cách đây không lâu.

Với số lượng nhân viên lên tới gần 1.000 và không làm ra được đồng doanh thu nào, có thể nói DeepMind là cái lò đốt tiền của công ty mẹ Alphabet. Tuy vậy, từ ngày tên tuổi DeepMind lan rộng với hàng loạt thành tựu, họ đã trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong cuộc đua chế tạo trí tuệ nhân tạo, song hành cùng những cái tên lớn như AI Research của Facebook, Microsoft và OpenAI.

Demis Hassabis, đồng sáng lập và cũng là giám đốc điều hành DeepMind phát biểu: “Mục tiêu lớn nhất của DeepMind bấy lâu nay vẫn là tạo ra một hệ thống AI bao quát, và dùng chúng để giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh thông qua khả năng tăng tốc độ khám phá khoa học”.

CEO Demis Hassabis của DeepMind.
CEO Demis Hassabis của DeepMind.

Năm 2014, Google mua lại DeepMind với giá 600 triệu USD. Danh tiếng DeepMind vang ngày một xa với những đột phá lớn, liên tục lập những dấu mốc của “vượt xa khả năng con người”: chúng đã có thể đả bại những người chơi bậc nhất trong cờ vây và trong cả game chiến thuật StarCraft 2. Tuy nhiên, những màn trình diễn kia chỉ phô diễn sức mạnh của DeepMind chứ hệ thống AI này không phải là công cụ giải trí. Google bỏ tiền triệu ra đầu tư là để DeepMind tạo nên những đột phá khoa học.

Trò chơi điện tử là lĩnh vực rất hay để chứng tỏ khả năng, để phát triển và thử nghiệm thuật toán chung một cách hiệu quả và chúng tôi mong rằng sau này, nó có thể tham gia vào những khía cạnh đời sống, đơn cử như các vấn đề hóc búa trong khoa học”, CEO Hassabis nói. “Chúng tôi cảm thấy rằng AlphaFold là bằng chứng đầu tiên chứng minh luận điểm đó. Những thuật toán này đang đủ trưởng thành và mạnh mẽ để giải quyết vấn đề khoa học”.


    Nguồn: /

    Kỹ sư Canada chế tạo camera nhanh nhất thế giới

    Các ngành công nghệ

    Các kỹ sư ở Trung tâm nghiên cứu viễn thông INRS Énergie Matériaux phát triển camera nhanh nhất thế giới, có thể chụp ở tốc độ 156,3 nghìn tỷ khung hình/giây (fps).

    Robot sát thủ tích hợp AI trở thành mối lo ngại trong các cuộc xung đột

    Các ngành công nghệ

    Đây là một chủ đề đã được bàn luận nhiều lần, robot sát thủ vẫn đang là mối lo ngại, đặc biệt khi nó được tích hợp trí tuệ nhân tạo.

    Trung Quốc chế tạo chip AI siêu tiết kiệm năng lượng

    Các ngành công nghệ

    Hai loại chip AI mới giúp thực hiện việc điều khiển bằng giọng nói ngoại tuyến và phát hiện cơn động kinh có mức tiêu thụ năng lượng rất thấp.

    Giải pháp in 3D xây trường học nhanh thần tốc trong khu chiến sự

    Các ngành công nghệ

    Chỉ mất 40 giờ đồng hồ, các bức tường của dự án thí điểm trường tiểu học Lviv (Ukraine) đã được hoàn thiện nhờ chiếc máy in 3D COBOD.

    Châu Âu mở đường hầm thử nghiệm tàu siêu tốc 1.000km/h

    Các ngành công nghệ

    Đường hầm dài nhất châu Âu để thử nghiệm công nghệ tàu siêu tốc Hyperloop mở cửa hôm 27/3 tại Hà Lan.

    Nguyên mẫu máy bay chở khách siêu thanh 2.100km/h bay thử

    Các ngành công nghệ

    Nguyên mẫu XB-1 của máy bay chở khách siêu thanh Overture hoàn thành mọi mục tiêu thử nghiệm, bao gồm đạt độ cao 2.170m và tốc độ 440km/h.

    Ứng dụng AI chẩn đoán và gợi ý bài tập trị đau lưng mãn tính

    Các ngành công nghệ

    Ngày 21/3, gã khổng lồ công nghệ NEC của Nhật Bản thông báo hợp tác với Đại học Y và Nha khoa Tokyo để phát triển công nghệ sử dụng AI chẩn đoán nguyên nhân gây ra chứng đau lưng mãn tính.

    Những phát minh quan trọng của người Hà Lan

    Các ngành công nghệ

    Hà Lan là một quốc gia nhỏ nhưng đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của những phát minh lớn.

    Cấu trúc ván gỗ dạng origami có thể chịu tải và xếp gọn

    Các ngành công nghệ

    Với công nghệ cắt laser và ghép nối các tấm ván hình tam giác có độ dày đồng nhất, nhóm kỹ sư tạo ra những cấu trúc chịu tải tốt.

    Robot AI giúp phát hiện hoa tulip bị bệnh

    Các ngành công nghệ

    Hãng tin AP giới thiệu một robot trí tuệ nhân tạo (AI) tên Theo là vũ khí công nghệ cao mới trong cuộc chiến loại bỏ dịch bệnh trên hoa tulip bùng phát vào mùa xuân.