Cập nhật: 24/07/2020
1.
Ấn Độ tuyên bố độc lập vào thời gian nào?
A:
Ngày 26-1-1950
B:
Ngày 26-2-1950
C:
Ngày 26-1-1951
D:
Ngày 19-2-1950
Đáp án: A
2.
Nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản mà Việt Nam cần học tập là gì?
A:
Sự hòa tan trong qáu trình hội nhập
B:
Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại
C:
Sự gìn gữ bản sắc văn hóa của dân tộc
D:
Sự hiện đại cùng với sự phát triển của nền kinh tế - khoa học kĩ thuật
Đáp án: B
3.
Bản chất của mối quan hệ giữa Asean với các nước Đông Dương trong những năm từ 1967 đến 1979
A:
ít quan hệ
B:
đối đầu căng thẳng
C:
hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa
D:
chuyển từ đối đầu sang đối thoại hợp tác
Đáp án: B
4.
Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của thời tổng thống Mỹ là gì
A:
Thực hiện “Chủ nghĩa lấp chỗ trống"
B:
Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mỹ
C:
Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”
D:
Thực hiện “Chiến lược hóa toàn cầu”
Đáp án: B
5.
Những quốc gia nào giành được độc lập đầu tiên ở Đông Nam Á vào năm 1945?
A:
Việt Nam, Lào, Campuchia
B:
In-đô-nê-xi-a, Mã Lai, Xingapo
C:
In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào
D:
In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Campuchia
Đáp án: C
6.
Quốc gia giành được độc lập sớm nhất ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A:
Ai Cập
B:
LiBi
C:
Angiêri
D:
Tuynidi
Đáp án: A
7.
Nội dung nào không phải là nguyên nhân dẫn đến việc triệu tập Hội nghị I-an-ta (2/1945)
A:
Thiết lập một trật tự thế giới bất bình đẳng giữa các nước thắng trận với các nước bại trận
B:
Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh
C:
Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
D:
Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
Đáp án: A
8.
Sự chuyển biến quan trọng đầu tiên của các nước Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A:
sự ra đời của những nhà nước mới
B:
đời sống nhân dân cải thiện
C:
đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế
D:
xuất hiện ba trong bốn “con rồng” kinh tế Châu Á
Đáp án: A
9.
Đại biểu 50 nước đã tham dự hội nghị quốc tế tại Xan Phranxico (Mĩ) vào thời gian nào và để làm gì?
A:
Từ ngày 4 đến 11/2/1945 để giải quyết những vấn đề quan trọng và cấp bách của phe Đồng minh
B:
Từ ngày 4 đến 11/2/1945 để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc
C:
Từ tháng 9/1977 để quyết định việc kết nạp Việt Nam vào tổ chức Liên hợp quốc
D:
Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945 để thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc
Đáp án: D
10.
Nội dung nào không phải là mục tiêu cơ bản của chiến lược Toàn cầu mà Mĩ đã thực hiện?
A:
Đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
B:
Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ
C:
Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước
D:
Ngăn chặn tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới
Đáp án: C
11.
Mục tiêu quan trọng hàng đầu của Tổ chức Liên hợp quốc là
A:
phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc
B:
duy trì hòa bình và an ninh thế giới
C:
tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước
D:
phát triển kinh tế văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên
Đáp án: B
12.
Nội dung nào không phải là nguyên nhân chung dẫn tới sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A:
Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất
B:
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế
C:
Trình độ tập trung tư bản, sức sản xuất, cạnh tranh hiệu quả của các công ty, tập đoàn tư bản
D:
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lí, tận dụng tốt nguồn nguyên liệu, nhân công từ bên ngoài.
Đáp án: D
13.
Vị trí công nghiệp của Liên Xô trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX
A:
Đứng thứ ba thế giới
B:
Đứng thứ tư thế giới
C:
Đứng thứ hai thế giới
D:
Đứng thứ nhất thế giới
Đáp án: C
14.
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, khu vực Mĩ La tinh được mệnh danh là
A:
"Lục địa mới trỗi dậy"
B:
"Tiên đòn của chủ nghĩa xã hội"
C:
"Đại lục núi lửa"
D:
"Hòn đảo tự do"
Đáp án: C
15.
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
A:
Xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đưa tới sự ra đời của các quốc gia độc lập
B:
Làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới
C:
Góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới, làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Ianta
D:
Góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực Ianta
Đáp án: C
Nguồn: /