Danh sách bài viết

Bài tập Đại cương kim loại môn Hoá học trường Lý Nam Đế

Cập nhật: 27/08/2020

1.

Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?

A:

Ag+

B:

Ca2+

C:

Cu2+

D:

Zn2+

Đáp án: A

Để nhớ dãy hoạt động hóa học thì chỉ cần nhớ câu sau: “Khi nào cần may áo giáp sắt, nên sang phố hỏi của hàng Á Phi Âu”.
K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au

Từ dãy hoạt động hóa học trên ta có Ca > Zn > Cu > Ag về tính khử. Do đó, tính oxi hóa của ion tương ứng sẽ ngược lại nên Ag+ là ion có tính oxi hóa mạnh nhất.

2.

Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

A:

0,15

B:

0,05

C:

0,10

D:

0,25

Đáp án: B

 

Quá trình:
Cho e: Cu - 2e → Cu2+
Nhận e: N+5 +1e → N+4 (NO2)
Bảo toàn e:  2nCu=nNO2=2×(1,6/64)=0,05 mol=x

3.

Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

A:

Thủy luyện

B:

Điện phân dung dịch

C:

Nhiệt luyện

D:

Điện phân nóng chảy

Đáp án: D

Các kim loại nhóm IA, IIA và Al chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

4.

Cho 0,5 gam một kim loại hoá trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H2 (đktc). Kim loại đó là

A:

Mg

B:

Sr

C:

Ba

D:

Ca

Đáp án: D

 

5.

Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A:

2,24

B:

1,12

C:

3,36

D:

4,48

Đáp án: A

 

6.

Bốn kim loại K, Al, Fe và Ag được ấn định không theo thứ tự là X, Y, Z, và T. Biết rằng X và Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; và Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. Các kim loại X, Y, Z và T theo thứ tự là:

A:

Al, K, Fe, và Ag

B:

K, Fe, Al và Ag

C:

K, Al, Fe và Ag

D:

Al, K, Ag và Fe

Đáp án: A

Do X và Y điều chế bằng cách điện phân nóng chảy ⇒ đó là Al và K 
Mà X đẩy được T ra khỏi muối ⇒ X là Al ⇒ Y là K 
Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội ⇒ Z bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội.  
⇒ Z là Fe ⇒ T là Ag.

7.

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?

A:

K

B:

Ba

C:

Na

D:

Be

Đáp án: D

Ta đều biết Na, K (tất cả các kim loại kiềm) và Ba tác dụng với nước tạo bazo.

Thêm vào đó, Mg không tác dụng với nước nên thằng đứng trước nó trong nhóm II là Be chắc chắn không tác dụng với nước.

8.

Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,448 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

A:

1,28

B:

0,64

C:

1,96

D:

0,98

Đáp án: D

9.

Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hoá?

A:

Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển

B:

Sự gỉ của gang trong không khí ẩm

C:

Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4

D:

Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4

Đáp án: D

Do chỉ xảy ra phản ứng Cu + Fe3+ → Cu2+ + Fe2+
⇒ Không tạo thành kim loại ⇒ không thể hình thành pin điện do không có 2 bản cực (chỉ có mỗi Cu).
⇒ Không xảy ra ăn mòn điện hóa.

10.

Điện phân dung dịch muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. Phát biểu nào sau đây sai?

A:

Dung dịch sau điện phân có pH < 7

B:

Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở catot

C:

Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết

D:

Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ở catot

Đáp án: D

11.

Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại?

A:

Zn

B:

Ag

C:

Pb

D:

Cu

Đáp án: A

Zn có tính kim loại mạnh hơn Fe, do đó khi gắn vào mặt ngoài ống thép những khối kim loại Zn thì Zn sẽ bị ăn mòn trước ⇒ Bảo vệ được Fe

12.

Điện phân 100 ml dung dịch A chứa AgNO3 0,2 M, Cu(NO3)2 0,1 M và Zn(NO3)2 0,15 M với cường độ dòng điện I = 1,34 A trong 72 phút. Số gam kim loại thu được ở catod sau điện phân là?

A:

3,450 g

B:

2,800 g

C:

3,775 g

D:

2,480 g

Đáp án: A

nAg+ = 0,02 mol; nCu2+ = 0,01 mol; nZn2+ = 0,015 mol

ne trao đổi =It/F=0,06 mol
⇒ Sau phản ứng có: 0,02 mol Ag; 0,01 mol Cu; 0,01 mol Zn
⇒ mKL = 3,45 g

13.

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% (loãng), thu được dung dịch Y. Nồng độ của MgSO4 trong dung dịch Y là 15,22%. Nồng độ phần trăm của ZnSO4 trong dung dịch Y là:

A:

10,20%

B:

18,21%

C:

15,22%

D:

15,16%

Đáp án: A

 

Giả sử 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng ⇒mH2SO4=98g⇒ Khối lượng dung dịch H2SO20%: m(dd 20%)=98×(100/20)=490g

Gọi số mol Mg và Zn tham gia phản ứng là x và y, có x + y = 1 (1)

Sau khi phản ứng kết thúc: m(dd thu được) = m(dd 20%) + mMg + mZn +mH2 = 490 + 22x + 63y.

%MgSO4=(120 over 490+22x+63y)×100=15,22% (2)

Giải hệ 2 phương trình (1) và (2), được x = 0,667, y = 0,333

⇒%ZnSO4=(161×0,333 over 490+220,667+630,333)×100=10,20%

14.

Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn và Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là:

A:

6,40

B:

5,76

C:

3,84

D:

5,12

Đáp án: A

Dung dịch muối cuối cùng là Zn(NO3)2
Ta có: nNO−3=0,4×0,2=0,08 mol
BT: NO−3→nZn(NO3)2=0,04 mol
BTKL ba kim loại:
m + 0,4 × 0,2 × 108 + 5,85 = 7,76 + 10,53 + 0,04 × 65 → m = 6,4 gam

15.

Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A:

4,20

B:

4,06

C:

3,92

D:

2,40

Đáp án: B

 

Xét tổng thể quá trình ta thấy:
Fe → Fe2+
Cu → Cu2+
N5+ → N2+
nCu=2,08/64=0,0325
Bảo toàn e: 2×(m over 64)+2×0,035=3×(1,12 over 22,4)+3×(0,448 over 22,4)⇒m=4,06

Nguồn: /