Danh sách bài viết

Bóng chuyền bãi biển

Cập nhật: 29/12/2017

Bóng chuyền bãi biển là một môn thể thao giữa 2 đội với 2 thành viên, với luật gốc từ môn bóng chuyền truyền thống, và đã trở thành một môn thể thao ở thế vận hội từ năm 1996.

Giống như bóng chuyền trong nhà truyền thống, nhiệm vụ chính trong một trận đấu của vận động viên là đưa bóng qua lưới và dứt điểm nó trong phần sân đối diện, đồng thời cũng ngăn chặn nhiệm vụ tương tự của đối thủ. Mỗi đội được cho phép chạm vào bóng 3 lần để đưa bóng qua phần sân cần tấn công. Một pha bóng được bắt đầu với cú phát bóng - thực hiện ở sau vạch thi đấu, bóng bay qua lưới và nằm trong sân của đối thủ. Pha bóng kết thúc khi trái bóng chạm phần sân của một đội; bay ra ngoài vạch sân hoặc không được đưa qua phần sân đối thủ đúng cách (đưa bóng dưới lưới, bóng chạm cột giới hạn, tay chạm lưới hoặc đưa bóng qua phần sân bên kia sau 4 lần chạm bóng trở lên).[1][2]

Đội dành điểm trong pha bóng trước đó sẽ được quyền phát bóng. 4 vận động viên thay phiên nhau phát bóng trong suốt trận đấu.

Bóng chuyền bãi biển được lần đầu biết đến ở miền nam bang California,Hoa Kỳ, và nay đã được phổ biến trên toàn thế giới.

Điểm khác biệt với bóng chuyền trong nhà

  • Được chơi trên mặt cát (biển hoặc nhân tạo), không phải sân cứng trong nhà.[3]
  • Vận động viên có thể để chân trần thi đấu.
  • Kích thước sân đấu bóng chuyền bãi biển là 16m dài và 8m rộng,[4] so với 18m dài và 9m rộng của bóng chuyền trong nhà.
  • Sân đấu bóng chuyền bãi biển không có vạch tấn công (vạch 3 mét)
  • Mỗi đội có 2 vận động viên so với 6 vận động viên của bóng chuyền trong nhà, ngoài ra bóng chuyền bãi biển không cho phép thay người.
  • Hệ thống tính điểm: Một đội được tính thắng một set khi được 21 điểm, thắng 2 trong ba sét (sét cuối chỉ tính đến 15) thì thắng chung cuộc.
  • Không được phép chạm bóng bằng lòng bàn tay.
  • Cú chắn bóng trên lưới được tính là một trong ba lần chạm bóng cho phép, trong khi bóng chuyền trong nhà thì không tính.
  • Trong trận đấu bóng chuyền bãi biển không có sự hiện diện của huấn luyện viên.
  • Vận động viên được phép chạy vượt qua phần dưới của lưới sang phần sân bên kia, miễn là điều đó không ảnh hưởng đến lối chơi của đối thủ.
  • Hai đội đổi sân sau mỗi 7 điểm, thay vì mỗi set như bóng chuyền trong nhà.
  • Không có vị trí libero.[5]

Điểm giống nhau duy nhất của 2 phiên bản bóng chuyền là lưới, với chiều cao là 2.43 m cho nam giới và 2.24 m cho nữ giới.

Các kĩ năng

Những kĩ năng cần có trong môn bóng chuyền bãi biển là:Phát bóng (serving), Chuyền bóng (passing), Kiến tạo (setting), Tấn công (attacking), Chắn bóng (Blocking) và Bay người đỡ bóng (Digging).

Đặc điểm chạm bóng

Bóng có thể chạm vào bất kì bộ phận nào trên cơ thể (trừ cú giao bóng chỉ được phép thực hiện bằng tay), không được sử dụng hành động bắt bóng hoặc ném bóng. Với một lần chạm bóng, vận động viên chỉ có thể tiếp xúc với bóng một lần.

Thành phần tham dự

Mỗi đội chỉ có 2 vận động viên và không hề có dự bị, vì vậy nên sẽ không có định nghĩa về vị trí thi đấu. Cả hai vận động viên có thể thay đổi vị trí cho nhau, và khái niệm lỗi vị trí cũng không tồn tại.

Tín hiệu chắn bóng

Vận động viên bóng chuyền bãi biển sử dụng tín hiệu tay để chỉ thị phương án chắn bóng trong pha tấn công của đối thủ. Tín hiệu chắn bóng được đặt ở mông để thuận tay và tránh việc bị đối thủ bắt bài. Tín hiệu thường được đưa ra bằng cả hai tay (bằng 1 tay rất hiếm, tùy thuộc vào đấu pháp của từng đội), mỗi tay đại diện cho một phong cách chắn bóng cho từng tình huống tấn công nhất định của đối thủ. Người ra tín hiệu có thể "nháy" ngón tay để chỉ hướng phát bóng cho đồng đội.

Nếu người phát bóng cũng là người sẽ thực hiện cú chắn bóng thì người đó sẽ chạy đến sát lưới ngay sau khi phát bóng, còn ngược lại chính người ra tín hiệu sẽ ở lại phần sau của sân đấu.

Tín hiệu chắn bóng đôi khi cũng được đưa ra ngay trước khi đối phương đập bóng tấn công.

Những tín hiệu chắn bóng thông dụng[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nắm chặt tay

Nắm chặt tay phía nào thì sẽ không thực hiện chắc bóng ở phía đấy, thay vào đó người chắn bóng sẽ "rút lui" đỡ bóng từ phía sau.

  • Một ngón tay

Người chắn bóng sẽ chắn theo hướng đối thủ đập bóng dọc sân ứng với vạch kẻ sân gần nhất từ vị trí đứng.

  • Hai ngón tay

Người chắn bóng sẽ nhảy chắn bóng theo hương đối thủ đập bóng chéo sân.

  • Để mở lòng bàn tay

Người chắn bóng giữ nguyên vị trí, theo sát đường kiến tạo của đối thủ rồi nhảy lên vung tay qua lưới bên kia để tranh chấp bóng trực tiếp với người tấn công bên phía đối thủ.

Ở châu Âu, đôi khi tín hiệu "nắm chặt tay" và "mở lòng bàn tay" có cách dùng ngược lại với nhau.

Khi thi đấu với đối thủ ở quốc gia khác, các vận động viên có thể đưa ra tín hiệu chắn bóng bằng miệng qua tiếng bản địa. Ngoài ra, trang phục thi đấu cũng có thể được dùng để đưa chiến thuật.

Trong các trận đấu, các nhân viên quay phim được phép quay lại tín hiệu phát bóng của các vận động viên và phát sóng nó trên truyền hình, nhưng không được đưa lên màn hình sân đấu để tránh lộ chiến thuật.

Các liên đoàn quản lý

Cơ quan quản lý bộ môn bóng chuyền bãi biển ở mức độ cao nhất là FIVB (Liên đoàn bóng chuyền thế giới). Hệ thống giải đấu thế giới chính thức là FIVB World Tour.

Ở cấp châu lục, bộ môn này được quản lý bởi các liên đoàn sau:

  • Châu Á và châu Đại Dương: AVC
  • Châu Phi: CAV
  • Châu Âu: CEV
  • Bắc Mỹ và Caribbean: NORCECA
  • Nam Mỹ: CSV

Nguồn: / 0

Sinh viên tạo ra thực phẩm chức năng từ rau đắng đầu tiên tại Việt Nam

Thể thao và giải trí

Một nhóm sinh viên đã tạo ra giá trị mới cho cây rau đắng bằng việc xây dựng quy trình sản xuất bột rau đắng trở thành một loại thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe con người.

Nấm bào ngư lần đầu sản xuất quy mô công nghiệp ở Việt Nam

Thể thao và giải trí

Nấm được trồng trong phòng theo quy trình khép kín, tơ nấm được nuôi trong dịch thể rút ngắn thời gian sản xuất và kiểm soát quá trình phát triển.

Nhảy xa ba bước

Thể thao và giải trí

Nhảy xa ba bước, là một nội dung track and field, tương tự như môn nhảy xa. Hai nội dung này được gộp lại thành thể loại "nhảy theo chiều ngang." Các vận động viên chạy dọc theo đường chạy và thực hiện một cú bật nhảy, một tiếp đất và sau đó nhảy cú...

Nhảy xa

Thể thao và giải trí

Nhảy xa là một nội dung trong môn điền kinh mà vận động viên chạy một đoạn lấy đà từ xa, chạy và giậm nhảy đúng vị trí ván giậm. Phía trước ván có một hố cát nông dài 5m đến 7m, chiều rộng bằng chiều đài của ván. Hố cát có tác dụng làm giảm căng...

Nhảy cao

Thể thao và giải trí

Nhảy cao là một nội dung trong môn điền kinh. Trong nội dung này, vận động viêncần phải nhảy qua một thanh xà ngang ở một độ cao nhất định mà không có sự hỗ trợ của bất kì dụng cụ nào. Nội dung này được đưa vào thi đấu tại các kỳ thế vận hội từ thời...

Nhảy sào

Thể thao và giải trí

Nhảy sào là một môn thể thao track and field trong đó một người sử dụng một cây gậy dài và mềm dẻo (ngày nay nó thường được làm bằng sợi thủy tinh hoặc sợi cacbon) như là một dụng cụ trợ giúp để nhảy qua một xà ngang. Thi đấu nhảy sào đã có từ thời...

Chạy nước rút

Thể thao và giải trí

Chạy nước rút là hình thức chạy cự ly ngắn trong một khoảng thời gian giới hạn. Chạy nước rút được sử dụng trong nhiều môn thể thao như một cách để nhanh chóng tiếp cận mục tiêu hoặc để bắt kịp và vượt qua các đối thủ khác. Bộ môn sinh lý học con...

Chạy việt dã

Thể thao và giải trí

Chạy việt dã (tiếng Anh: Fell running) hay là việt dã hay là chạy băng đồng là môn chạy bộvượt chướng ngại vật tự nhiên được tiến hành luyện tập và thi đấu trong môi trường thiên nhiên (ngoài thành phố, đồi, rừng,..)

Ném đĩa

Thể thao và giải trí

Ném đĩa (tiếng Anh: discus hoặc discus throw) là một nội dung điền kinh trong đó vận động viên ném một chiếc đĩa hình tròn sao cho có quãng đường bay xa hơn đối thủ của mình. Đây là một môn thể thao cổ đại và được mô tả qua bức tượng nổi tiếng vào...

Ném lao

Thể thao và giải trí

Ném lao hay phóng lao là một môn điền kinh, trong môn này cácvận động viên phải phóng cái lao (một cái giáo dài xấp xỉ 2,5 m) đi càng xa càng tốt. Ném lao là một nội dung có trong mười môn phối hợp dành cho nam và bảy môn phối hợp dành cho nữ. Vận...