Danh sách bài viết

Bót Dây thép

Cập nhật: 28/08/2020

Di tích bót Dây thép gồm 3 căn nhà biệt lập, kiến trúc kiểu Tây phương, tường gạch, mái ngói, nằm trên khu đất cao thuộc phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

Di tích bót Dây thép gồm 3 căn nhà biệt lập, kiến trúc kiểu Tây phương, tường gạch, mái ngói, nằm trên khu đất cao thuộc phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay Phòng Văn hóa Thông tin và Quận đội quận 9 tạm thời quản lý. Bót Dây thép xây dựng từ rất lâu, theo các bô lão trên 80 tuổi thì ngay lúc nhỏ đã thấy nhà Dây thép. Lúc bấy giờ nơi đây là căn nhà xây kiên cố, dùng làm trạm phát và nhận tin từ Pháp, nên có tên gọi là nhà Dây thép. Trạm cho xây 3 cột ăng-ten cao 70 đến 80m. Mỗi chân cột dựng trên một bệ xi măng cao 1m, ngang độ 2m, trồng 4 trụ sắt bắt chéo dần lên. Hàng đêm, chóp mỗi cột có đèn tín hiệu mãi tận chợ Thủ Đức vẫn thấy. Trạm do 2 người Pháp thiết kế là: Hermall và Steru. Đến năm 1945, Nhật chiếm nhà Dây thép, dựng thêm cột ăng-ten, nhưng không bao lâu, Pháp trở lại, nhà Dây thép đổi chủ do tên Trung úy Pirolet chỉ huy.

Vừa đặt chân đến trạm, chúng cho triệt hạ chỉ để lại một cột ăng-ten. Sau đó xây căn nhà gạch nằm cạnh đường nhựa, kiểu dáng như "nhà bánh ít", nền cao 0,4m, kích thước: 9m x 6,5m. Tên Pirolet ngụ căn nhà này. Bồn chứa nước cao 2,7m xây bên cạnh căn nhà. Iít lâu sau, số lính tăng cường, chúng xây tiếp căn nhà gạch: dài 30m, ngang 13,5m, chia nhiều phòng, chủ yếu để ở. Riêng bót Dây thép là căn nhà gạch, 1 trệt, 1 lầu: ngang 20m, dài 21m, có nhiều cửa sổ trổ ra 4 mặt tường nhà. Bên hông trái căn nhà có 2 cầu thang giống nhau, cao 2,7m, dẫn lên cửa ra vào lầu 1. Dưới chân cầu thang chính là căn hầm nhốt người, kích thước dài 21m, ngang 1,2m, cao 3m kể từ đáy hầm lên nóc. Hầm không cửa sổ, chỉ có một lỗ thông hơi độc nhất phía trên nóc. Một đầu hầm là bậc thang dẫn lên nhưng bị khóa kín, đầu kia cửa rộng 1m2, miệng cửa bị bít kín bởi 4 vách tường như hộp vuông xi măng, cao 1,4m vừa vặn cho người đứng thẳng lọt qua.

Tiếp quản nơi này, tên Pirolet dùng cột dây thép, cất lưng chừng chòi gác trên cột nhằm quan sát các mặt vùng bưng 6 xã. Chúng đã nhiều lần gọi pháo từ Thủ Đức nã bừa bãi vào thôn của vùng bưng này. Bót Dây thép và căn nhà nhiều phòng của bọn lính lê dương cách nhau khoảng 30m, giữa có con lộ tráng nhựa chạy qua. Tên "ách râu" phụ tá tên quan hai Pirolet ngụ trên lầu bót Dây thép. Tiếp thu căn nhà Dây thép năm 1945, đầu năm 1946, bọn Pirolet đã biến căn nhà thành bót Dây thép với chuỗi ngày dài gieo nhiều tang thương, thảm khốc đối với bà con vùng Tăng Nhơn Phú và lân cận.

Lúc này phong trào yêu nước bùng nổ khắp nơi. Các tổ chức Thanh niên Tiền phong, Thanh niên Cứu quốc hoạt động mạnh, nhất là vùng Tăng Nhơn Phú. Bọn tay sai và giặc Pháp bị thanh trừng đích đáng khiến quan quân bót Dây thép run sợ. Chúng bắt đầu dùng bạo lực hòng dập tắt các phong trào yêu nước của ta. Những hành động tàn ác của bọn lính bắt đầu từ năm 1946, sau khi chúng ổn định nơi cư trú. Dưới quyền tên Pirolet có tên "ách râu" vì quai hàm có râu rậm là một tên khát máu nổi tiếng. Mỗi buổi sáng, lính lê dương dưới sự chỉ huy của tên này chia nhau từng nhóm túa vào làng xóm lùng sục, cướp bóc, hãm hiếp.

Nhiều thanh niên hoảng sợ trốn vào kẹt cửa, bồ lúa bị chúng lôi ra, cột dính chùm đưa về bót Dây thép. Những ngày đầu, số người bị bắt quá đông, chúng mang nhốt ngoài sân được vây kín bởi những tấm thiếc và gỗ. Sau đó chúng bắt đầu tra khảo, nhưng hầu hết người bị bắt là nông dân chất phác. Thế là "ách râu" cùng đồng bọn dùng mọi cực hình trấn áp như: treo ngược, đổ nước xà phòng vào miệng, mũi, nướng đũa sắt lụi vào bắp chân, treo lên lấy rơm đốt hết sức dã man.

Cho đến một ngày, bọn chúng nhận thấy không còn đủ chỗ nhốt người bèn sử dụng căn hầm nằm dưới cầu thang nhà Dây thép. Số phận các thanh niên khi bị bắt đều phải qua thẩm vấn của tên quan hai Pirolet. Họ được ngồi trên ghế, trả lời các câu hỏi từ dễ đến khó, những chi tiết liên quan đến cách mạng. Chúng chiêu dụ, dọa nạt và sau cùng gán cho họ là các chính trị phạm. Theo lệnh Pirolet, chúng mang các nạn nhân đến cầu Bến Nọc, cách bót Dây thép 2km, bắn chết rồi ném xác xuống sông. Có những lần một khúc sông lềnh bềnh vài chục xác người. Đối với hung thần "ách râu" bất kể già trẻ, gái trai hễ nhìn thấy bỏ chạy đều bị cho là tội phạm. Vì thế hầm nhốt người của bót Dây thép quá đông, nhiều người ngộp thở chết, một số sanh bệnh la liệt.

Thấy hầm quá đông, "ách râu" lệnh đưa một số người lên hầm bằng cách dùng thòng lọng lôi từng người lên. Có người suy kiệt khi tròng dây vào cổ kéo lên thì đã tắt thở. Nạn nhân kéo lên lập tức bị trói lại, sắp thành hàng để một kẻ trùm bao bố nhìn mặt. Nếu gã này gật đầu, cái chết khốc liệt lập tức xảy ra bằng cách nạn nhân bị xô ngã gục trên tấm phản gỗ đặt sẵn. Nạn nhân bị đè sấp, đầu kê lên phản gỗ để tên "ách râu" khát máu dùng gươm chặt đầu. Hình ảnh khiếp đảm không một ai nhìn thấy lại không xót xa, căm hờn. Nhưng bọn chúng không dừng lại. Chúng dùng cọc cây cắm đầu nạn nhân rồi cặm dài trước bót Dây thép, đoạn ra lệnh những người may mắn sống sót lần lượt đến hôn lên mặt, lên miệng, liếm máu ở cổ hoặc nhai hết lỗ tai các đầu người.

Trước cảnh máu chảy đầu rơi, phong trào đấu tranh chống giặc càng hực lửa khí thế như Thanh niên Tiền phong của Nguyễn Văn Banh, nhóm Thanh niên của Nguyễn Thành Nhơn, Nguyễn Văn Trừ, Trần Kim Hương, Hồng Văn Bàu, Tống Văn Sự, Huỳnh Văn Mẹo. Tháng 9/1946, tại ấp Phong Phú, đội trưởng Nguyễn Kim Hương cùng các thanh niên mít tinh, thề lấy máu rửa hận với bọn tây "ách râu". Tháng 6/1947, sau nhiều ngày theo dõi, nghiên cứu địa hình, cách di chuyển của tên "ách râu", lực lượng Thanh niên Tiền phong của Nguyễn Văn Banh, Nguyễn Văn Hung chỉ huy phục kích nhưng lại giết tên tây có râu khác ở Thủ Đức, không phải "ách râu".

Để trả thù trận tập kích này, tên quan hai Pirolet cho kéo tất cả mọi người từ dưới hầm lên, rồi chọn 24 người khỏe mạnh, cột cổ người này nối với người kia, dùng kẽm gai xỏ xuyên lòng bàn tay 24 người bất hạnh. Đoạn chúng lôi tất cả nạn nhân từ bót Dây thép đến ấp Phong Phú. Trước cổng đình, chúng bắt 24 người xếp thành hàng, quỳ xuống rồi chĩa súng bắn xối xả, không ai sống sót.

Những cán bộ sa vào tay giặc như Trương Văn Non và cha là Trương Văn Lên cùng một số thanh niên du kích như Hồng Văn Bàu, Tống Văn Sự, Huỳnh Văn Mẹo... đều bị chém đầu ngay tại bót Dây thép. Một cán bộ nữ là Nguyễn Thị Thê sa vào tay giặc, tên "ách râu" mang về bót Dây thép định cưỡng hiếp nhưng chị Thê chống cự mãnh liệt bị chúng dùng dao đâm chết rồi mang xác vứt xuống sông. Một số chị em phụ nữ hoạt động chẳng may sa vào tay bọn lính bót Dây thép đều không thoát khỏi bàn tay đẫm máu của bọn lính "ách râu". Ông Đặng Trung Tâm, một nông dân bị bắt nhìn thấy cảnh giết người tàn bạo của bọn Pirolet đã phẫn uất mắng chửi bị chúng mang ra chặt đầu.

Cuối năm 1947, trước khi đổi đi, bọn ác ôn tập trung tất cả những người còn bị giam đưa đi bắn từng đợt 7, 8 người tại cầu Bến Nọc mà chẳng hề biết họ có tội gì! Theo lời Đại tá Nguyễn Văn Hiển (đã về hưu) và bác Bảy Lù (vị cao niên trong xã) cho biết có trên 600 nạn nhân bị sát hại bởi bọn khát máu bót Dây thép. Thực dân Pháp chọn bót Dây thép nhằm thực hiện chính sách khủng bố, bắn giết bừa bãi với mục đích răn đe, đàn áp cốt dập tắt các phong trào đấu tranh yêu nước của ta. Hành động man rợ của bọn chúng thực hiện từ tháng 12/1945 đến cuối năm 1947 gây biết bao thảm cảnh đau thương, tang tóc cho người dân ở Thủ Đức, đặc biệt là bà con xã Tăng Nhơn Phú và vùng bưng 6 xã.

Bót Dây thép là một di tích lịch sử ghi lại tội ác của thực dân Pháp. Di tích đã được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận di tích theo quyết định số 57-VH/QĐ ký ngày 18/1/1993.

Nguồn: http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/baotonbaotang/baotang/ditich/001.html

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.