Danh sách bài viết

Cá mập báo Galeocerdo cuvieri

Cập nhật: 29/05/2021

Hàm răng cá mập Galeocerdo cuvieri (Ảnh: sharktoothcollector)

Tên khoa học là Galeocerdo cuvieri sống ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nặng trung bình khoảng 1,4 tấn và dài trung bình khoảng 8m. Lưng có màu hơi xanh hoặc xanh xám. Bụng có màu xám nhạt, vàng hay trắng, mõm ngắn và tròn.

Răng có hình răng cưa và sắc bén, chúng có thể nhai nát xương; nhưng chỉ một thời gian ngắn là răng rụng và nhanh chóng được thay thế bằng những cái răng mới.

Cá mập báo là loài ăn tạp, là một trong số ít loại cá mập chịu ăn xác thối. Chúng cũng ăn rất nhiều loại thức ăn sống như: cá, giáp xác, thân mềm, chim, thú, bò sát. Tuy có giác quan tinh tường nhưng chúng cũng sẵn sàng táp và nuốt cả những thứ không thể tiêu hóa được. Người ta từng tìm thấy trong bao tử một con cá mập báo có một cái trống nặng đến 6kg, chúng nuốt cả vỏ chai bia, than đá, vỉ lò, áo khoác, móng gốc bò, gạc nai,... Tuy nhiên, chúng không bị chết bởi những thứ thức ăn không thể tiêu hóa đó. Khi bao tử của chúng chứa quá nhiều thứ khó tiêu, chúng có thể nôn ra và tống khứ được tất cả những thứ đó ra ngoài.

Dù có thị giác tuyệt vời, cá mập báo lại chủ yếu chỉ dựa vào khứu giác nhạy bén để phát hiện mùi máu: chúng có thể phát hiện ra con mồi nhờ một ít máu hòa trong nước biển. Trong bóng tối, chúng còn dò ra được từ trường do những con vật trốn trong cát phát ra. Chúng cũng cảm nhận được những thay đổi nhỏ trong áp suất nước do một con cá bị thương đang vùng vẫy gây ra. Khi con mồi đã được xác định, cá mập báo bơi vòng quanh và đụng chạm thử vào con mồi trước khi thực sự giết chết nó.

(Ảnh: masdebuceo)

Cá mập báo thụ tinh trong chứ không thụ tinh ngoài như nhiều loại cá khác. Con đực thường dùng răng để giữ chặt cho con cái bất động trong lúc giao phối. Cá mái mang thai mỗi lứa từ 10-80 con non. Cá con hoàn toàn tự lập ngay sau khi rời khỏi bụng mẹ. Lúc chào đời, con non trông giống hệt cá bố mẹ.

Loại cá mập nguy hiểm này thường sống đơn độc, nay đây mai đó. Trung bình, chúng thường bơi khoảng 80km mỗi ngày, chúng chỉ dừng lại để ăn cái gì đó. Dù lúc bình thường trông có vẻ chậm chạp, nhưng chúng sẽ trở nên rất năng động và dữ tợn khi bị thức ăn kích thích. Khi cần thiết, chúng có thể bơi đạt đến tốc độ hơn 32km/giờ.

Thời gian ban ngày, cá mập báo thường ở dưới các lớp nước sâu nhưng thỉnh thoảng cũng được nhìn thấy phơi nắng gần mặt nước. Chúng có thói quen di chuyển vào gần bờ vào buổi tối.

Cá mập báo hung dữ chỉ sau cá mập trắng. Chúng được xem là một trong những loại cá mập nguy hiểm nhất vì thường hay xuất hiện ở nơi nước cạn, có kích thước lớn và thói quen táp ăn bừa bãi. Chúng được liệt vào "cá ăn thịt người". Cá mập báo không lùng bắt người, nhưng lại tấn công và ăn thịt người vì thói quen ăn uống "tự do" của chúng.


(Ảnh: .hccnet)


Nguồn: /

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ