Danh sách bài viết

Cá nhà táng đực dùng trán húc tình địch và làm chìm thuyền

Cập nhật: 19/04/2016

Bằng mô phỏng máy tính và phân tích dữ liệu về mô và cấu trúc xương, các nhà khoa học đã chứng minh được cá nhà táng dùng trán để húc tình địch và có thể làm chìm những tàu lớn gấp 4-5 lần trọng lượng cơ thể chúng.

Cá nhà táng (Physeter macroceplalus) là loài lớn nhất trong bộ cá voi có răng. Con đực có thể dài tới 16m và nặng 42 tấn, riêng phần đầu của nó chiếm 1/3 chiều dài toàn cơ thể.

Theo Live Science, trong lịch sử có nhiều trường hợp cá nhà táng làm chìm tàu, có tàu nặng tới 216 tấn gấp 4-5 trọng lượng của chúng. Bảo tàng cá voi New Bedford ở Masachusetts, Mỹ, miêu tả bốn lần cá nhà táng tấn công thuyền săn trong giai đoạn từ năm 1820 đến 1902.

Cảnh săn cá nhà táng lấy dầu ở thế kỷ 19.
Cảnh săn cá nhà táng lấy dầu ở thế kỷ 19. (Ảnh: Biodiversity Heritage Library).

Owen Chase, một thợ săn cá voi vào thế kỷ 19, chủ sở hữu của tàu Essex bị đắm năm 1820, đưa ra giả thuyết rằng cá nhà táng dùng trán như vũ khí để chiến đấu giành bạn tình và nghiền nát tàu săn thành mảnh vụn.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí PeerJ ngày 5/4, bằng cách sử dụng mô phỏng máy tính dựa trên những nguyên lý kỹ thuật kết cấu và phân tích dữ liệu về mô và cấu trúc xương, các nhà khoa học đã dựng mô hình những tác động lên đầu cá nhà táng, bằng nhiều loại lực và từ nhiều hướng khác nhau.

Sau đó họ đánh giá cách lực được hấp thụ và phân tán bởi hai túi dầu lớn đặt chồng lên nhau trong đầu cá nhà táng: phần phía trên là cơ quan chứa dầu cá nhà táng (spermaceti) có chức năng tạo âm thanh, phần "rác" nằm dưới – chủ yếu là mô liên kết giúp định vị tiếng vang. Phần dưới được gọi là "rác" vì chứa dầu không có giá trị và thường bị những thợ săn cá voi vứt đi.

Do cấu trúc đặc biệt, các vùng mô ở phần "rác" phân tán đáng kể lực tác dụng, do đó có thể bảo vệ xương sọ của cá nhà táng khi có va chạm.

"Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng lợi thế cơ học trong cấu trúc 'rác' có thể là kết quả của chọn lọc thông qua tập tính cạnh tranh hung dữ giữa những con đực", giáo sư Olga Panagiotopoulou, tác giả chính của nghiên cứu cho biết. Hành vi húc, nện khá phổ biến ở nhiều loài động vật, đặc biệt là ở con đực khi tranh giành bạn tình.

Theo VnExpress

Nguồn: / 0

Sinh vật kỳ lạ dưới đáy Thái Bình Dương có thể cứu thế giới?

Quản trị nhân lực

Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia phát hiện nơi đáy biển sâu nhất của Thái Bình Dương hiện diện một loài sinh vật bí ẩn đang ngốn ngấu carbon dioxide.

Xác 145 con cá voi phủ dọc bãi biển New Zealand

Quản trị nhân lực

Khoảng một nửa đàn cá voi hoa tiêu đã chết khi mắc cạn, số còn lại được giết nhân đạo vì không còn khả năng phục hồi.

Đại dương trên Trái đất đang bị "hút" xuống một nơi mà không ai biết đấy là đâu

Quản trị nhân lực

Nước dưới biển sâu đang bị hút dần xuống đáy biển. Nhưng cụ thể chúng đi đến đâu, không ai rõ.

Loài cá nhanh như tia chớp khiến giới khoa học choáng váng

Quản trị nhân lực

Tuy bề ngoài thô kệch, xấu xí, loài cá ếch lại nhanh như chớp khi chỉ tốn 1/6.000 của 1 giây để đớp con mồi.

Cá sao biến mất dưới cát trong nháy mắt để ngụy trang

Quản trị nhân lực

Cá sao dùng vây và đuôi hất cát lên rồi vùi mình xuống để đợi con mồi xuất hiện.

Cá voi sát thủ bao vây người đi biển ở New Zealand

Quản trị nhân lực

Ba con cá voi sát thủ di chuyển quanh một phụ nữ đang bơi khiến cô ấy hoảng sợ tìm cách bơi về bờ.

5 loài hải sâm tuyệt đẹp mới phát hiện ở Thái Bình Dương

Quản trị nhân lực

Các nhà sinh vật học vừa phát hiện ra một nhóm hải sâm đặc biệt dưới đáy biển phía Đông Bắc Thái Bình Dương.

Cá ngừ khổng lồ bị bão mạnh đánh dạt vào bờ biển Scotland

Quản trị nhân lực

Con cá ngừ vây xanh dài hơn một người trưởng thành dạt vào bờ biển Scotland sau cơn bão mạnh, khiến người dân địa phương đổ xô tới xem.

Giới khoa học sửng sốt phát hiện hệ sinh thái mới dưới đáy đại dương sâu 3.800m

Quản trị nhân lực

Hệ sinh thái mới được đặt tên là Jaich Maa, nằm dưới độ sâu 3.800m trong lưu vực Pescadero ở phía nam Vịnh California (Mỹ).

Phát hiện loài "cóc núi tiểu yêu tinh" tại Việt Nam

Quản trị nhân lực

Loài cóc nhỏ với hai cặp sừng nhọn được phát hiện tại các khu rừng trên núi cao mù sương và đầy rêu của Lâm Đồng, Việt Nam.