Cập nhật: 05/07/2020
1.
Trong cuộc cách mạng khoa học hiện đại, vật liệu mới nào được tìm ra trong các dạng vật liệu dưới đây?
A:
Bê tông.
B:
Pôlime.
C:
Sắt, thép.
D:
Hợp kim
Đáp án: B
2.
Kẻ thù chính của nhân dân các nước Đông Nam Á ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc là
A:
chủ nghĩa thực dân mới.
B:
giai cấp địa chủ phong kiến.
C:
chủ nghĩa thực dân cũ.
D:
chế độ phân biệt chủng tộc.
Đáp án: C
3.
Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện
A:
Cuôc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta
B:
Định ước Henxinki năm 1975 (12/1989).
C:
Cuộc gặp giữa thủ tướng Anh và tổng thống Mĩ
D:
Hiêp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972
Đáp án: A
4.
Để tăng cường xây dựng hậu phương kháng chiến, trong những năm 1951-1953, Nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ
A:
phát triển kinh tế thị trường
B:
bài trừ mê tín dị đoan
C:
điện khí hóa nông nghiệp
D:
điện khí hóa nông thôn
Đáp án: B
5.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng Việt Nam là
A:
tư sản dân tộc.
B:
công nhân.
C:
nông dân.
D:
tiểu tư sản.
Đáp án: C
6.
Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm mục đích gì?
A:
Tổ chức quần chúng đoàn kết đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
B:
Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
C:
Tập hợp thanh niên yêu nước Việt Nam ở Quảng Châu – Trung Quốc.
D:
Lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh chống đế quốc và tay sai.
Đáp án: B
7.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga đã
A:
trở thành quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô
B:
trở thành quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác
C:
trở thành quốc gia kế tục Liên Xô
D:
trở thành quốc gia Liên bang Xô viết
Đáp án: C
8.
Hình thức đấu tranh giành độc lập chủ yếu thông qua đấu tranh chính trị hợp pháp, đó là đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở ?
A:
Châu Á
B:
Châu Phi
C:
Mĩ Latinh
D:
Châu Á và châu Phi
Đáp án: B
9.
Trong những năm 1919 – 1925 có sự kiện lịch sử nào tiêu biểu gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc?
A:
Nguyễn Ái Quốc tìm đến Cách mang Tháng Mười Nga.
B:
Nguyễn Ái Quôc đến với chủ nghĩa Mac Lê – nin. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
C:
Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đế Hội nghị Vec – xai.
D:
Nguyễn Ái Quốc Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
Đáp án: B
10.
Luận cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là
A:
Nông dân
B:
Công nhân
C:
Tư sản dân tộc
D:
Tiểu tư sản trí thức
Đáp án: B
11.
Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam quyết định phát động hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975) đều xuất phát từ
A:
tác động của cục diện hai cực – hai phe.
B:
sự ủy nhiệm của Liên Xô và Trung Quốc.
C:
phản ứng tất yếu trước nguy cơ bị xâm lược.
D:
yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc
Đáp án: D
12.
Những quốc gia Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN là
A:
Thái Lan, Philippin, Mianma, Indonexia, Malaixia
B:
Xingapo, Thái Lan, Malaixia, Mianma, Philippin
C:
Indonexia, Maliaixia, Brunay, Thái Lan, Xingapo.
D:
Malaixia, Thái Lan, Xingapo, Philippin, Indonexia
Đáp án: D
13.
Đại hội lần III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vấn đề gì?
A:
“Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.
B:
“Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.
C:
“Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam”.
D:
“Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.
Đáp án: A
14.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng họp ở đâu vào thời gian nào?
A:
Ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang) - từ 11 đến 19 - 2 - 1955.
B:
Ở Tân Trào (Tuyên Quang) - từ 10 đến 19 - 5 - 1960.
C:
Ở Hà Nội - từ 5 đến 10 - 9 - 1960.
D:
Ở Hà Nội - từ 6 đến 10 - 10 - 1960.
Đáp án: C
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960. 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước đã về dự Đại hội.
15.
Trước ngày 6 – 3 – 1946, Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc?
A:
Hòa với quân Trung Hoa Dân quốc để chống thực dân Pháp
B:
Chiến đấu với thực dân pháp và Trung Hoa Dân quốc để bảo vệ độc lập
C:
Hòa với thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng
D:
Hòa với thực dân Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước
Đáp án: A
-Chủ trương: Tạm thời hoà hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa dân quốc ở miền Bắc, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam
Nguồn: /