Cập nhật: 05/07/2020
1.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936 chủ trương thành lập
A:
Mặt trận Liên Việt
B:
Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
C:
Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
D:
Mặt trận Liên Việt
Đáp án: C
Phương pháp: Sgk 12 trang 100
Cách giải:
- Tháng 7/1936, Hội nghị họp tại Thượng Hải, Trung Quốc do đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì.
- Nội dung Hội nghị:
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc, chống phong kiến.
+ Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình.
+ Phương pháp đấu tranh là công khai, nửa công khai kết hợp bí mật.
+ Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất Nhân dân phản đế Đông Dương (Tháng 3/1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương).
2.
Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô) là
A:
thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
B:
thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á và châu Âu
C:
kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
D:
giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
Đáp án: B
3.
Khó khăn nào đe dọa trực tiếp đến nền độc lập của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A:
Hơn 90% dân số không biết chữ
B:
Các thế lực đế quốc và phản động bao vây, chống phá
C:
Kinh tế kiệt quệ và nạn đói hoành hành
D:
Chính quyền cách mạng non trẻ.
Đáp án: B
4.
Sự ra đời các Xô viết ở Nghệ - Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 vì
A:
đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong Luận cương chính trị của Đảng (10 - 1930).
B:
đây là mốc đánh dấu sự tan rã của bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến.
C:
giải quyết được những vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.
D:
đây là hình thức chính quyền giống các Xô Viết ở nước Nga (1917).
Đáp án: C
5.
Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở
A:
Hà Nội
B:
Gia Định
C:
Đà Nẵng
D:
Huế
Đáp án: C
6.
Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào thời gian nào?
A:
Tháng 2-1929.
B:
Tháng 1-1929.
C:
Tháng 4-1929.
D:
Tháng 3-1929.
Đáp án: D
7.
Cộng hòa liên bang Đức gia nhập NATO khi nào ?
A:
1954.
B:
1955.
C:
1956.
D:
1957.
Đáp án: B
8.
Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân quyết định nhất đưa cách mạng tháng Tám 1945 giành thắng lợi
A:
Phát xít Nhật bị đồng minh đánh bại
B:
Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo
C:
Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm
D:
Tất cả các nguyên nhân trên
Đáp án: B
9.
Biến đổi quan trọng nhất của các nước châu Á sau CTTG II là gì?
A:
Trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
B:
Đã giành được độc lập.
C:
Một số nước trở thành nước công nghiệp mới (NIC).
D:
Là thành viên của tổ chức ASEAN.
Đáp án: B
10.
Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời kì từ năm 1911 đến năm 1930 là
A:
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước.
B:
thành lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
C:
tìm thấy cho dân tộc Việt Nam con đường cứu nước đúng đắn.
D:
đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới.
Đáp án: C
11.
Mục tiêu thành lập của tổ chức ASEAN là:
A:
Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực thịnh vượng chung và hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
B:
Hợp tác có hiệu quả trong tất các các lĩnh vực.
C:
Xây dựng Đông nam Á thành một khu vực năng động, đoàn kết cùng phát triển.
D:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Đáp án: D
12.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, chiến thắng nào của quân và dân ta được ghi nhận là "cái mốc bằng vàng, nơi ghi dấu CNTD lăn xuống dốc"?
A:
Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
B:
Chiến thắng Biên giới thu đông 1950.
C:
Chiến thắng Ðiện Biên Phủ 1954.
D:
Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954.
Đáp án: C
13.
Chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai qua các đời tổng thống là gì?
A:
Triển khai chiến lược toàn cấu làm bá chủ thế giới.
B:
Xác lập trật tự thế giới có lợi cho Mỹ.
C:
Tiến hành chiến tranh thực dân mới.
D:
Tiến hành chiến tranh lạnh.
Đáp án: A
14.
Ai là chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam?
A:
Nguyễn Thị Bình.
B:
Nguyễn Văn Linh.
C:
Nguyễn Hữu Thọ.
D:
Huỳnh Tấn Phát.
Đáp án: C
15.
Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Nhà nước đầu tư vốn cho xây dựng kinh tế chiếm tỉ lệ bao nhiêu so với thời kì khôi phục kinh tế?
A:
60% so với thời kì khôi phục kinh tế.
B:
61,2% so với thời kì khôi phục kinh tế.
C:
65,5% so với thời kì khôi phục kinh tế.
D:
67% so với thời kì khôi phục kinh tế.
Đáp án: B
Nguồn: /