Cập nhật: 05/07/2020
1.
Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm giảm rõ rệt tình hình căng thẳng ở châu Âu?
A:
Sự thành lập của Cộng đồng châu Âu (EC).
B:
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.
C:
Sự tan rã của tố chức Hiệp ước Vácsava.
D:
Sự giải thể của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
Đáp án: B
2.
Nội dung nào sau đây không phải là lý do cơ bản để các quốc gia ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm sau khi chiến tranh lạnh kết thúc?
A:
Sức mạnh của mỗi quốc gia dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc.
B:
Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh quốc tế.
C:
Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố đe dọa nền hòa bình, an ninh thế giới và kinh tế của mỗi quốc gia.
D:
Hiện nay, kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.
Đáp án: C
3.
Trong công cuộc cải tạo XHCN, miền Bắc tập trung giải quyết khâu chính trên lĩnh vực nào?
A:
Thương nghiệp.
B:
Nông nghiệp.
C:
Thủ công nghiệp.
D:
Công nghiệp.
Đáp án: B
4.
Cho bảng số liệu:
Số dân của Liên Bang Nga (Đơn vị: triệu người)
Năm |
1991 |
1995 |
1999 |
2000 |
2001 |
2003 |
2005 |
Số dân |
148,3 |
147,8 |
146,3 |
145,6 |
144,9 |
143,3 |
143,0 |
(Nguồn: SGK Địa lí 11 ban Nâng cao - trang 97)
Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện số dân của Liên bang Nga qua các năm là
A:
biểu đồ cột ghép
B:
biểu đồ cột chồng
C:
biểu đồ cột đơn
D:
biểu đồ đường
Đáp án: C
Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện số dân của Liên bang Nga qua các năm là biểu đồ cột đơn
5.
Chủ trương cơ bản của Đảng và Chính phủ trong những năm 1948-1950 trên lĩnh vực kinh tế là gì?
A:
Phát động phong trào thi đua ái quốc, đẩy mạnh sản xuất
B:
Xây dựng kinh tế kháng chiến, tự cấp tự túc
C:
Bảo vệ mùa màng
D:
Câu A và B đúng
Đáp án: D
6.
Phong trào cách mạng 1930 -1931 đạt đến đỉnh cao trong thời điểm lịch sử nào?
A:
Từ tháng 2 – 4/1930
B:
Từ tháng 5 – 8/1930
C:
Từ tháng 9 – 10/1930
D:
Từ tháng 1 – 5/1931
Đáp án: C
7.
Các nước đế quốc bán rẻ đồng minh, nhân nhượng với phát xít, đỉnh cao là
A:
thờ ơ khi phát xít Đức tấn công các nước châu Âu.
B:
Hội nghị Muy– ních.
C:
Đức tấn công Ba Lan.
D:
Đức can thiệp vào Tây Ban Nha.
Đáp án: B
8.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Ở Việt Nam ngoài thực dân Pháp, còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam
A:
Giai cấp nông dân
B:
Giai cấp công nhân
C:
Giai cấp đại địa chủ phong kiến
D:
Giai cấp tư sản, dân tộc.
Đáp án: C
9.
Yếu tố nào được xem là "xương sống" của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam?
A:
Cố vấn Mĩ
B:
Ấp chiến lược
C:
Ngụy quyền
D:
Ngụy quân
Đáp án: B
10.
Trong các sự kiện dưới đây sự kiện nào không thuộc phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh dân chủ của nhân dân Việt Nam thời kì 1936 - 1939?
A:
Cuộc mítting kỉ niệm ngày Quốc tế lao động (1 - 5 - 1938).
B:
Cuộc bầu cử vào viện Dân Biểu Trung Kì (1937).
C:
Phong trào Đông Dương Đại hội (8 - 1936).
D:
"Đón rước" phái viên Gôđa và Toàn quyền Brêviê (1937).
Đáp án: B
11.
Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám là gì?
A:
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã dấu tranh kiên cường bất khuất.
B:
Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lức lượng yêu nước trong mọi mặt trận thống nhất.
C:
Sự lănh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh.
D:
Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ 2: Hồng quân Liên Xô và Đồng Minh đã đánh bại phát xít Đức-Nhật.
Đáp án: C
12.
Vì sao miền Bắc phải tháo gỡ bom mìn, thủy lôi?
A:
Vì khi rút khỏi miền Bắc, Mĩ đã thả nhiều bom mìn, thủy lôi ở các cửa sông, cửa biển.
B:
Vì bom mìn, thủy lôi đã theo nước biển trôi ra miền Bắc.
C:
Vì cần phải tháo gỡ bom mìn, thủy lôi trước khi vận chuyển bằng đường biển hàng hóa và người cho miền Nam.
D:
Vì miền Bắc cần khôi phục chiến tranh để phát triển sản xuất.
Đáp án: C
13.
Hội nghị Ianta họp vào thời điểm nào?
A:
Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc.
B:
Các nước Anh – Mĩ chưa mở Mặt trận thứ hai.
C:
Mĩ thả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
D:
Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.
Đáp án: D
14.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga đã
A:
trở thành quốc gia nắm mọi quyền hành ở Liên Xô
B:
trở thành quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác
C:
trở thành quốc gia kế tục Liên Xô
D:
trở thành quốc gia Liên bang Xô viết
Đáp án: C
15.
Hội nghị nào đã xác định hình thái khởi nghĩa của cách mạng tháng Tám là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa?
A:
Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 05/1941.
B:
Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 11/1939
C:
Hội nghị quân sự Bắc kì tháng 04/1945
D:
Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 08/1945
Đáp án: A
Nguồn: /