Cập nhật: 05/07/2020
1.
Quan điểm đổi mới đất nước cùa Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12-1986) không có nội dung nào dưới đây?
A:
Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm
B:
Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp
C:
Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội
D:
Đổi mới toàn diện và đồng bộ
Đáp án: A
2.
Đặc trưng nổi bật của Trật tự thế giới hai cực Ianta là gì?
A:
Thế giới chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe
B:
Nhiều khu vực đã diễn ra nội chiến và xung đột
C:
Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng
D:
Hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng, trở thành những nước có tiềm lực kinh tế - tài chính và quân sự vượt trội
Đáp án: A
3.
Sau chiến trang thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ La Tinh được mệnh danh là gì?
A:
“Lục địa mới trỗi dậy”
B:
“Lục địa thức tỉnh”
C:
“Lục địa bùng cháy”
D:
“Lục địa giải phóng”
Đáp án: C
4.
Năm 1949 gắn liền với sự kiện nào dưới đây ?
A:
Khối Nato được thành lập
B:
Khối Vacsava ra đời
C:
Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập
D:
Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất
Đáp án: C
5.
Nhân dân Liên Xô nhanh chóng hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) dựa vào:
A:
Những tiến bộ khoa học – kĩ thuật
B:
Tinh thần tự lực, tự cường
C:
Sự giúp đỡ của các nước Đông Âu
D:
Sự giúp đỡ của các nước trên thế giới
Đáp án: B
6.
Địa điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái ( 9-2-1930)
A:
Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nội.
B:
Yên Bái, Hà Nội, Phú Thọ
C:
Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình
D:
Yên Bái
Đáp án: C
7.
Hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền tảng đầu tiên cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới?
A:
Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản
B:
Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa
C:
Thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp
D:
Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông
Đáp án: A
Phương pháp : Sgk 12 trang 81, suy luận
Cách giải:
- Từ năm 1911, sau khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động cách mạng, tham gia vào nhiều tổ chức cách mạng tiến bộ ở Pháp.
- Tháng 12 – 1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới vì Quốc tế Cộng sản là cơ quan chỉ đạo chung cho phong trào công nhân và cách mạng vô sản trên thế giới. Từ đó cách mạng Việt Nam là một bộ phận trực thuộc Quốc tế cộng sản, có đường lối và hướng phát triển theo con đường cách mạng vô sản.
8.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô khôi phục kinh tế trong bối cảnh như thế nào?
A:
Nhận được khoản bồi thường chiến phí lớn từ các nước phát xít bại trận
B:
Chiếm được nhiều thuộc địa
C:
Bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề
D:
Thu được nhiều lợi nhuận nhờ vào buôn bán vũ khí
Đáp án: C
9.
Cuộc chiến đấu ở các đô thị diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A:
Từ 19-12-1946 đến 2-1947
B:
Từ 19-12-1946 đến 10-1947
C:
Từ 19-12-1946 đến 12-1947
D:
Từ 19-12-1946 đến 8-1950
Đáp án: A
10.
“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế của ta trong chiến dịch nào sau đây?
A:
Chiến dịch Tây nguyên.
B:
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C:
Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D:
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh.
Đáp án: C
11.
Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A:
Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập
B:
Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh
C:
Sự ra đời của khối ASEAN
D:
Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Nam Á và EU
Đáp án: A
12.
Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ đầu tiên ở đâu?
A:
ở Hải Phòng
B:
ở Đà Nẵng
C:
ở Hải Dương
D:
ở Hà Nội
Đáp án: D
13.
Kế hoạch Nava khi mới ra đời đã hàm chứa yếu tố thất bại vì
A:
ra đời trong khó khăn bị động, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán đang sâu sắc.
B:
bị mất quyền chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.
C:
phong trào chiến tranh du kích tại Việt Nam đang phát triển.
D:
không đủ quân để tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động.
Đáp án: A
14.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mỹ là
A:
tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
B:
tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh.
C:
tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D:
thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
Đáp án: D
15.
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở châu Á phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào?
A:
In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
B:
Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.
C:
In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan
D:
Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
Đáp án: A
Nguồn: /