Cập nhật: 30/06/2020
1.
Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, việc Tràng bỏ ra hai hào để mua dầu thắp sáng gian phòng đêm tân hôn trong khi còn đang phải ăn cháo cám chứng tỏ điều gì?
A:
Đây là chàng trai có sự nông nổi trong suy nghĩ, anh ta có thể nhặt vợ khi bản thân còn lay lắt nuôi mình và mẹ thì cớ gì không thể tiêu sang ngay trong những tháng ngày đói kém ấy.
B:
Đây là chàng trai không bị cái đói làm chết đi những mong ước được sống cho ra một con người, là sự thể hiện vai trò của người chồng trong việc mang lại hạnh phúc cho người vợ.
C:
Đấy là niềm vui của đêm tân hôn, là sự níu kéo chút tươi sáng trong những ngày đau khổ, cay cực của một anh chàng vẫn quen cảnh cô đơn.
D:
Đấy là một cách nghĩ có phần đáng thương, cố gắng chiều chuộng vợ của anh chàng ngụ cư bỗng nhiên vớ bẫm, có được vợ.
Đáp án: B
2.
Truyện ngắn "Rừng xà nu" được sáng tác:
A:
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp
B:
Năm 1955 khi đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam
C:
Năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam
D:
Năm 1971, thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Đáp án: C
3.
Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:
"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cưới đất nước ta, ấp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)
A:
"nhân đạo và chính nghĩa".
B:
"dân chủ và tiến bộ xã hội".
C:
"luật pháp và công lí".
D:
"lẽ phải và công lí".
Đáp án: A
4.
Năm sinh, năm mất của nhà thơ Chế Lan Viên là năm nào sau đây?
A:
1924 - 1985.
B:
1920 - 1985.
C:
1922 - 1989.
D:
1920 - 1989.
Đáp án: D
5.
Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?
A:
Chỉ một con vật ngoài biển.
B:
Chỉ một đồ vật trong nhà.
C:
Không có ý nghĩa gì.
D:
Chỉ sự liên tiếp.
Đáp án: B
6.
A:
Một thoáng lo âu nhưng là để thúc đẩy một cách ứng xử tích cực: sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu để thắng được cái hữu hạn của thời gian đời người.
B:
Thoáng lo âu khi nhận thức được sự hữu hạn của thời gian đời người.
C:
Buồn bã cho kiếp người hữu hạn nhỏ nhoi, thèm được như biển kia trường tồn mãi mãi.
D:
Bình thản, chấp nhận quy luật vận động của thời gian.
Đáp án: A
7.
Câu nào nào dưới đây thể hiện sự không trong sáng?
A:
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
B:
Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
C:
Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
D:
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
Đáp án: A
8.
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây?
A:
Ngày 7/5/1954, trong niềm vui của chiến thắng Điện Biên Phủ.
B:
Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Bác Hồ cùng các cơ quan Đảng và Chính Phủ chuyển lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc.
C:
Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 10/1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
D:
Tháng 7/1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng.
Đáp án: C
9.
Nhận xét nào sau đây không chính xác về Chế Lan Viên?
A:
Thơ của ông chú trọng về nhạc điệu, ông đã khởi đầu một lối thơ chỉ dùng toàn vần bằng.
B:
Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị.
C:
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa.
D:
Sau Cách mạng, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng" và có những thay đổi rõ rệt.
Đáp án: A
10.
Tập thơ nào sau đây không phải của Xuân Quỳnh?
A:
Hoa trên đá.
B:
Gió Lào cát trắng.
C:
Tự hát.
D:
Hoa dọc chiến hào.
Đáp án: A
11.
Tác phẩm "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm vốn là:
A:
Một đoạn trích trong trường ca "Mặt đường khát vọng"
B:
ngôn ngữ thơ gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân
C:
thể thơ đối đáp, kết cấu đối đáp của ca dao, ngôn ngữ giàu hình ảnh và đậm sắc thái dân gian.
D:
sử dụng nhiều thành ngữ, ca dao, tục ngữ.
Đáp án: C
12.
Cụm địa danh nào sau đây không có trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
A:
Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
B:
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam.
C:
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê.
D:
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên.
Đáp án: B
13.
Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
A:
Kí và các tiểu phẩm.
B:
Các truyện ngắn.
C:
Thơ ca.
D:
Văn chính luận.
Đáp án: C
14.
Trước cách mạng, Kim Lân được người đọc chú ý ở đề tài nào?
A:
Đời sống người nông dân nghèo.
B:
Không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam thời bấy giờ.
C:
Đời sống của người trí thức nghèo.
D:
Tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê.
Đáp án: D
15.
Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác ở biển Diêm Điền năm:
A:
1968.
B:
1965.
C:
1964.
D:
1967.
Đáp án: D
Nguồn: /