Cập nhật: 30/06/2020
1.
Bài thơ Việt Bắc thể hiện sự nhớ nhung giữa kẻ ở, người đi trong một cuộc chia tay, đó là:
A:
Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.
B:
Cuộc chia tay giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.
C:
Cuộc chia tay giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.
D:
Cuộc chia tay giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ.
Đáp án: C
2.
Dòng nào sau đây không góp phần tạo ra hiệu quả trong quá trình phát biểu theo chủ đề?
A:
Lựa chọn thời điểm và thời gian thích hợp cho việc phát biểu.
B:
Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận.
C:
Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp nhanh thành đề cương phát biểu.
D:
Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc
Đáp án: A
3.
Nét đẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc mà Tố Hữu ca ngợi trong bài Việt Bắc là:
A:
Lạc quan tin tưởng vào kháng chiến.
B:
Căm thù giặc Pháp.
C:
Sự nghĩa tình: san sẻ, cùng chung gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến.
D:
Cần cù, chịu khó trong lao động.
Đáp án: C
4.
Năm sinh, năm mất của nhà thơ Chế Lan Viên là năm nào sau đây?
A:
1924 - 1985.
B:
1920 - 1985.
C:
1922 - 1989.
D:
1920 - 1989.
Đáp án: D
5.
Muốn tóm tắt một văn bản chính luận cần:
A:
nêu rõ luận đề cùng các luận điểm chính bằng lời văn ngắn gọn.
B:
nêu rõ luận đề bằng lời văn ngắn gọn, súc tích
C:
nêu rõ luận điểm chính và các luận cứ tiêu biểu
D:
nêu được nội dung cơ bản một cách ngắn gọn.
Đáp án: A
6.
Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Trung Thành?
A:
Đất nước đứng lên
B:
Rừng xà nu
C:
Đất Quảng
D:
Bức thư Cà Mau
Đáp án: D
7.
Thông tin nào sau đây không chính xác khi giới thiệu tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành?
A:
Năm 1962, trở lại miền Nam, hoạt động ở khu V.
B:
Năm 1950, đang học trung học chuyên khoa thì gia nhập quân đội và chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên.
C:
Sau Hiệp định Giơnevơ tập kết ra Bắc.
D:
Gắn bó với chiến trường Tây Nguyên bắt đầu từ kháng chiến chống Mĩ.
Đáp án: D
8.
Dụng ý của nhà văn Kim Lân khi viết truyện Vợ nhặt chủ yếu là:
A:
tố cáo chính sách cai trị vô nhân đạo của thực dân, phát xít.
B:
dựng lên khung cảnh thôn quê những ngày đói kém.
C:
kể lại nạn đói năm 1945 để nói lên tình cảnh bi thảm của người dân lao động.
D:
đặt người lao động vào tình huống đói khát, bi thảm nhất để phát hiện và diễn tả những khát vọng đáng trân trọng của họ.
Đáp án: D
9.
Địa danh nào không được nhắc tới trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
A:
Châu Mộc
B:
Mường Hịch
C:
Nà Ngần
D:
Pha Luông
Đáp án: C
10.
Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc (từ câu: "Ta về mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung") được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?
A:
Thu - Đông - Xuân - Hạ.
B:
Đông - Xuân - Hạ - Thu.
C:
Xuân - Hạ - Thu - Đông.
D:
Hạ - Thu - Đông - Xuân.
Đáp án: B
11.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là:
A:
Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.
B:
Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu
C:
Lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.
D:
Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ.
Đáp án: C
12.
Trước cách mạng, Kim Lân được người đọc chú ý ở đề tài nào?
A:
Đời sống người nông dân nghèo.
B:
Không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam thời bấy giờ.
C:
Đời sống của người trí thức nghèo.
D:
Tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê.
Đáp án: D
13.
Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên được sáng tác vào thời điểm cụ thể nào sau đây?
A:
Trong thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954).
B:
Trong thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
C:
Trong thời kì có cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958 - 1960.
D:
Trong thời gian nhà thơ đi thực tế ở Tây Bắc.
Đáp án: C
14.
Giá trị nội dung tiêu biểu nhất trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên là:
A:
Thể hiện khát vọng về với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cho cảm hứng sáng tạo nghệ thuật chân chính của mình.
B:
Thể hiện lòng căm thù trước tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Tây Bắc anh dũng, kiên cường.
C:
Thể hiện niềm vui trước công cuộc xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.
D:
Thể hiện hình ảnh cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đáp án: A
15.
Nhận xét nào sai khi nói về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân?
A:
Tác phẩm khẳng định rằng, cái đói, dù gớm ghê đến mấy không những không giết chết được khát khao hạnh phúc ở con người mà thậm chí, nhiều khi còn là cơ duyên lạ chắp nối những mảnh đời cực khổ lại gần nhau hơn.
B:
Truyện ngắn lấy bối cảnh hiện thực của năm Ất Dậu, cái năm ghi khắc tai họa thảm khốc đã cướp đi gần một phần mười dân số nước ta.
C:
Truyện ngắn dẫu chọn mảng hiện thực đau thương, đầy mất mát mà không hề bị chìm trong bi quan, bế tắc, dẫu cho “màu sắc cách mạng” chưa thật tự nhiên đi vào tác phẩm.
D:
Tác phẩm được hoàn thành ngay trong năm mà nạn đói đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu đồng bào ta nên cảm nhận về cái đói cứ thấm thía trong từng câu từng chữ
Đáp án: D
Nguồn: /