Cập nhật: 30/06/2020
1.
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây?
A:
Ngày 7/5/1954, trong niềm vui của chiến thắng Điện Biên Phủ.
B:
Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Bác Hồ cùng các cơ quan Đảng và Chính Phủ chuyển lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc.
C:
Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 10/1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
D:
Tháng 7/1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng.
Đáp án: C
2.
Giá trị nội dung tiêu biểu nhất trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên là:
A:
Thể hiện khát vọng về với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cho cảm hứng sáng tạo nghệ thuật chân chính của mình.
B:
Thể hiện lòng căm thù trước tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Tây Bắc anh dũng, kiên cường.
C:
Thể hiện niềm vui trước công cuộc xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.
D:
Thể hiện hình ảnh cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đáp án: A
3.
Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
A:
Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.
B:
Bài thơ là một bản quyết tâm thư, là lời thề hành động của chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.
C:
Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp
D:
Bài thơ là bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.
Đáp án: D
4.
Từ nào sau đây chỉ ra đúng tâm trạng ban đầu của bà cụ Tứ khi thấy Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà?
A:
Ngỡ ngàng.
B:
Lo lắng.
C:
Hoảng sợ.
D:
Sung sướng.
Đáp án: A
5.
Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về A Phủ("Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài):
A:
A Phủ là người yêu của Mị.
B:
A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa.
C:
A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.
D:
A Phủ mồ côi, nghèo khổ và không thể lấy vợ.
Đáp án: A
6.
Thế nào là luận chứng trong bài văn nghị luận?
A:
Là cách phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm
B:
Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
C:
Là việc sử dụng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.
D:
Là cách sử dụng và phân tích lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
Đáp án: A
7.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là:
A:
Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.
B:
Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu
C:
Lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.
D:
Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ.
Đáp án: C
8.
Bài thơ nào sau đây trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc?
A:
Anh.
B:
Sóng.
C:
Tự hát.
D:
Thuyền và biển.
Đáp án: D
9.
Hai câu thơ "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn" (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) gợi ra những suy tưởng nào sau đây?
A:
"Đất" mang tâm hồn cố nhân.
B:
Từ vật chất, thô sơ (đất) đã huyển hóa thành tinh thần, cao quý (tâm hồn).
C:
"Đất" trở thành một phần tâm hồn ta.
D:
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
10.
Nét đẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc mà Tố Hữu ca ngợi trong bài Việt Bắc là:
A:
Lạc quan tin tưởng vào kháng chiến.
B:
Căm thù giặc Pháp.
C:
Sự nghĩa tình: san sẻ, cùng chung gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến.
D:
Cần cù, chịu khó trong lao động.
Đáp án: C
11.
Sau ba năm đi học lực lượng, điều mà Tnú (trong Rừng xà nu) nhớ nhất về làng mình, đó là:
A:
Gương mặt những người ruột thịt.
B:
Những kỉ niệm ấu thơ.
C:
Tiếng chày của làng anh.
D:
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: C
12.
Nhận xét nào sau đây không chính xác về Chế Lan Viên?
A:
Thơ của ông chú trọng về nhạc điệu, ông đã khởi đầu một lối thơ chỉ dùng toàn vần bằng.
B:
Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị.
C:
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa.
D:
Sau Cách mạng, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng" và có những thay đổi rõ rệt.
Đáp án: A
13.
Năm sinh năm mất của nhà thơ Xuân Quỳnh là:
A:
1942 - 1988.
B:
1942 - 1986.
C:
1943 - 1985.
D:
1940 - 1988.
Đáp án: A
14.
Điểm nào sau đây không nằm trong những biểu hiện của tính dân tộc về mặt nội dung ở bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
A:
Thể hiện sự tiếp thu và phát triển các thể thơ cũng như bút pháp nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc.
B:
Bài thơ thể hiện được truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc.
C:
Phác họa được chiến công oai hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp.
D:
Thể hiện được hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc thật tươi đẹp.
Đáp án: A
15.
Chân lí rút ra từ Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là gì?
A:
Với lòng nhiệt tình cách mạng, với tình yêu quê hương, làng bản và gia đình tha thiết cũng như ý chí căm hờn tột độ với quân thù, những người anh hùng sẽ trở thành toàn năng.
B:
Khi kẻ thù đã dùng bạo lực để khủng bố ý chí đấu tranh của chúng ta thì ta cũng phải biết đáp lại bằng bạo lực cách mạng, “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
C:
Tình yêu gia đình là phẩm chất không thể thiếu được của một người anh hùng, trong hoàn cảnh chiến tranh, đó chính là nguồn sức mạnh vô địch.
D:
Dân làng Xô-man tuy nằm trong cái tầm nã của đại bác nhưng ý chí cách mạng ở họ không bom đạn nào dập vùi cho được
Đáp án: B
Nguồn: /