Cập nhật: 30/06/2020
1.
Hình ảnh trong câu thơ: "Kìa em xiêm áo tự bao giờ" là hình ảnh của:
A:
Người yêu trong tâm tưởng, mong nhớ của lính Tây Tiến.
B:
Các cô gái dân tộc nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân.
C:
"Dáng Kiều thơm" của những kiều nữ Hà Nội chập chờn hiện về trong "đêm mơ" của lính Tây Tiến.
D:
Người sơn nữ mà tình cờ lính Tây Tiến gặp được trên đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc.
Đáp án: B
2.
Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng thuộc thể loại:
A:
Truyện ngắn
B:
Hồi kí
C:
Phóng sự
D:
Bút kí- tùy bút.
Đáp án: D
3.
Nhận xét nào sai khi nói về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân?
A:
Tác phẩm khẳng định rằng, cái đói, dù gớm ghê đến mấy không những không giết chết được khát khao hạnh phúc ở con người mà thậm chí, nhiều khi còn là cơ duyên lạ chắp nối những mảnh đời cực khổ lại gần nhau hơn.
B:
Truyện ngắn lấy bối cảnh hiện thực của năm Ất Dậu, cái năm ghi khắc tai họa thảm khốc đã cướp đi gần một phần mười dân số nước ta.
C:
Truyện ngắn dẫu chọn mảng hiện thực đau thương, đầy mất mát mà không hề bị chìm trong bi quan, bế tắc, dẫu cho “màu sắc cách mạng” chưa thật tự nhiên đi vào tác phẩm.
D:
Tác phẩm được hoàn thành ngay trong năm mà nạn đói đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu đồng bào ta nên cảm nhận về cái đói cứ thấm thía trong từng câu từng chữ
Đáp án: D
4.
Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, việc Tràng bỏ ra hai hào để mua dầu thắp sáng gian phòng đêm tân hôn trong khi còn đang phải ăn cháo cám chứng tỏ điều gì?
A:
Đây là chàng trai có sự nông nổi trong suy nghĩ, anh ta có thể nhặt vợ khi bản thân còn lay lắt nuôi mình và mẹ thì cớ gì không thể tiêu sang ngay trong những tháng ngày đói kém ấy.
B:
Đây là chàng trai không bị cái đói làm chết đi những mong ước được sống cho ra một con người, là sự thể hiện vai trò của người chồng trong việc mang lại hạnh phúc cho người vợ.
C:
Đấy là niềm vui của đêm tân hôn, là sự níu kéo chút tươi sáng trong những ngày đau khổ, cay cực của một anh chàng vẫn quen cảnh cô đơn.
D:
Đấy là một cách nghĩ có phần đáng thương, cố gắng chiều chuộng vợ của anh chàng ngụ cư bỗng nhiên vớ bẫm, có được vợ.
Đáp án: B
5.
Nhà thơ Chế Lan Viên quê ở:
A:
Quy Nhơn.
B:
Thanh Hóa.
C:
Quảng Trị.
D:
Quảng Bình.
Đáp án: C
6.
Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:
"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cưới đất nước ta, ấp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)
A:
"nhân đạo và chính nghĩa".
B:
"dân chủ và tiến bộ xã hội".
C:
"luật pháp và công lí".
D:
"lẽ phải và công lí".
Đáp án: A
7.
Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc đời của người đã khuẩt?
A:
Lung khởi
B:
Thích thực
C:
Ai vãn
D:
Kết
Đáp án: B
8.
Tập thơ nào sau đây không phải của Xuân Quỳnh?
A:
Hoa trên đá.
B:
Gió Lào cát trắng.
C:
Tự hát.
D:
Hoa dọc chiến hào.
Đáp án: A
9.
Trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, khi nói về "mùa thu nay" chủ thể trữ tình đứng ở đâu để bộc lộ cảm xúc:
A:
Phố phường Hà Nội
B:
Tây Ninh
C:
Việt Bắc
D:
Tây Bắc
Đáp án: C
10.
Thế nào là luận chứng trong bài văn nghị luận?
A:
Là cách phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm
B:
Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
C:
Là việc sử dụng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.
D:
Là cách sử dụng và phân tích lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
Đáp án: A
11.
Địa danh nào không được nhắc tới trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
A:
Châu Mộc
B:
Mường Hịch
C:
Nà Ngần
D:
Pha Luông
Đáp án: C
12.
Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?
A:
Chỉ một con vật ngoài biển.
B:
Chỉ một đồ vật trong nhà.
C:
Không có ý nghĩa gì.
D:
Chỉ sự liên tiếp.
Đáp án: B
13.
Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?
A:
Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên
B:
Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh
C:
Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man
D:
Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng
Đáp án: D
14.
Nhà thơ Quang Dũng sinh năm:
A:
1923.
B:
1921.
C:
1925.
D:
1920.
Đáp án: B
15.
Câu nào nào dưới đây thể hiện sự không trong sáng?
A:
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
B:
Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
C:
Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
D:
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
Đáp án: A
Nguồn: /