Cập nhật: 30/06/2020
1.
Hai chữ "về đất" trong câu: "Áo bào thay chiếu anh về đất" không gợi ý liên tưởng nào sau đây?
A:
Sự thanh thản, ung dung của người lính sau khi đã tận trung với nước.
B:
Cách nói giảm để tránh sự đau thương.
C:
Sự hi sinh âm thầm không ai biết đến.
D:
Sự hi sinh của người lính là hóa thân vào non sông đất nước.
Đáp án: C
2.
Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến bằng bút pháp:
A:
hiện thực
B:
lãng mạn
C:
trào lộng
D:
châm biếm, mỉa mai
Đáp án: B
3.
Nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu thể hiện tính sử thi đậm nét nhất?
A:
Mai.
B:
Cụ Mết.
C:
Heng.
D:
Tnú.
Đáp án: B
4.
Cảm hứng của tùy bút Sông Đà được khơi gợi từ:
A:
hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Bắc.
B:
thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc.
C:
hình ảnh con sông Đà.
D:
hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc.
Đáp án: D
5.
Bài thơ Việt Bắc thể hiện sự nhớ nhung giữa kẻ ở, người đi trong một cuộc chia tay, đó là:
A:
Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.
B:
Cuộc chia tay giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.
C:
Cuộc chia tay giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.
D:
Cuộc chia tay giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ.
Đáp án: C
6.
Có vợ, nhưng chỉ là "vợ nhặt", lại trong cảnh đói khát đe dọa, Tràng có tâm trạng:
A:
có nỗi lo nhưng chỉ thoáng qua, chủ yếu vẫn là niềm xúc động, cảm giác mới lạ, lâng lâng hạnh phúc.
B:
hối hận khi lỡ quyết định đưa người phụ nữ xa lạ này về làm vợ.
C:
xấu hổ vì không có tiền để làm lễ cưới xin theo phong tục
D:
lo sợ không nuôi nổi nhau.
Đáp án: A
7.
Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?
A:
Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên
B:
Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh
C:
Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man
D:
Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng
Đáp án: D
8.
Trong Rừng xà nu, Dít - em gái Mai, đã trưởng thành nhanh chóng trong những ngày chống Mĩ sôi động. Điều đó được thể hiện ở:
A:
giống Mai ở cặp mắt đen láy, mở to.
B:
trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội.
C:
cứ sẩm tối lại bò theo máng nước, đem gạo ra rừng, tiếp tế cho Tnú và đám thanh niên.
D:
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: B
9.
Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận?
A:
Là ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong bài văn.
B:
Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề trong bài văn.
C:
Là những quan niệm, đánh giá của người viết về vấn đề được bàn luận.
D:
Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh luận điểm.
Đáp án: D
10.
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây?
A:
Ngày 7/5/1954, trong niềm vui của chiến thắng Điện Biên Phủ.
B:
Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Bác Hồ cùng các cơ quan Đảng và Chính Phủ chuyển lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc.
C:
Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 10/1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
D:
Tháng 7/1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng.
Đáp án: C
11.
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.
Question 24:
A:
opponent
B:
compose
C:
podium
D:
advocate
Đáp án: D
Đáp án D
Kiến thức: Phát âm “-o”
Giải thích:
opponent /ə'pəʊnənt/ podium /'pəʊdiəm/
compose /kəm'pəʊz/ advocate /'ædvəkeit/
Phần gạch chân câu D được phát âm là /ə/ còn lại là /əʊ/
12.
Câu nào nào dưới đây thể hiện sự không trong sáng?
A:
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
B:
Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
C:
Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
D:
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
Đáp án: A
13.
Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:
A:
mắt sáng lên lấp lánh.
B:
cười.
C:
hát khe khẽ.
D:
nói luôn miệng.
Đáp án: B
14.
Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc (từ câu: "Ta về mình có nhớ ta.... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung") được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?
A:
Thu - Đông - Xuân - Hạ.
B:
Đông - Xuân - Hạ - Thu.
C:
Xuân - Hạ - Thu - Đông.
D:
Hạ - Thu - Đông - Xuân.
Đáp án: B
15.
Từ nào sau đây chỉ ra đúng tâm trạng ban đầu của bà cụ Tứ khi thấy Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà?
A:
Ngỡ ngàng.
B:
Lo lắng.
C:
Hoảng sợ.
D:
Sung sướng.
Đáp án: A
Nguồn: /