Cập nhật: 30/06/2020
1.
Nội dung của bốn câu thơ đầu bài Việt Bắc của Tố Hữu là:
A:
Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương lưu luyến đối với người kháng chiến về xuôi.
B:
Kể cụ thể những kỉ niệm đã từng chung sống với nhau giữa người các bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.
C:
Khuyên người về chớ quên cảnh và tình của núi rừng, con người Việt Bắc.
D:
Gợi những kỉ niệm trong lòng người về, đồng thời gửi gắm kín đáo nỗi nhớ của mình bằng cách dùng hàng loạt câu hỏi.
Đáp án: D
2.
Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?
A:
1914.
B:
1913.
C:
1911.
D:
1912.
Đáp án: C
3.
Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
A:
Kí và các tiểu phẩm.
B:
Các truyện ngắn.
C:
Thơ ca.
D:
Văn chính luận.
Đáp án: C
4.
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây?
A:
Ngày 7/5/1954, trong niềm vui của chiến thắng Điện Biên Phủ.
B:
Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Bác Hồ cùng các cơ quan Đảng và Chính Phủ chuyển lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc.
C:
Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 10/1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
D:
Tháng 7/1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng.
Đáp án: C
5.
Điểm nào sau đây không nằm trong những biểu hiện của tính dân tộc về mặt nội dung ở bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
A:
Thể hiện sự tiếp thu và phát triển các thể thơ cũng như bút pháp nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc.
B:
Bài thơ thể hiện được truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc.
C:
Phác họa được chiến công oai hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp.
D:
Thể hiện được hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc thật tươi đẹp.
Đáp án: A
6.
Trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, khi nói về "mùa thu nay" chủ thể trữ tình đứng ở đâu để bộc lộ cảm xúc:
A:
Phố phường Hà Nội
B:
Tây Ninh
C:
Việt Bắc
D:
Tây Bắc
Đáp án: C
7.
Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng ước muốn được "Thành trăm con sóng nhỏ"?
A:
Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực trước giới hạn của con người.
B:
Ước muốn thành con sóng để trốn đi kiếp người đau khổ.
C:
Ước muốn của người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.
D:
Ước muốn viễn vông, phi thực tế.
Đáp án: C
8.
Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:
"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cưới đất nước ta, ấp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)
A:
"nhân đạo và chính nghĩa".
B:
"dân chủ và tiến bộ xã hội".
C:
"luật pháp và công lí".
D:
"lẽ phải và công lí".
Đáp án: A
9.
Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc đời của người đã khuẩt?
A:
Lung khởi
B:
Thích thực
C:
Ai vãn
D:
Kết
Đáp án: B
10.
Trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có 4 nhân vật quan trọng nổi lên trên nền cảnh hùng vĩ nghiêm trang, đó là các nhân vật: cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng. Bốn nhân vật đó được sắp xếp theo chủ đích nào sau đây?
A:
Là những nhân vật có quan hệ huyết thống với nhau: Cụ Mết là cha của Tnú; Tnú là anh trai Dít; bé Heng là con trai Tnú. Qua đó thể hiện cả gia đình đánh giặc, bước cha trước, bước con sau.
B:
Là bốn nhân vật chính trong truyện, có ảnh hưởng tới diễn biến cốt truyện
C:
Là những nhân vật cùng một thế hệ tiêu biểu, đại diện cho con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất.
D:
Là ba thế hệ trong cuộc kháng chiến: cụ Mết là hiện thân cho thế hệ đi trước, mang dáng dấp của người phán truyền; Tnú, Dít là đại diện cho thế hệ hiện tai, kiên cường bất khuất; bé Heng là đại diện cho tương lai cách mạng, vừa lì lợm vừa sắc sảo, nối tiếp truyền thống của thế hệ cha anh
Đáp án: D
11.
Hai chữ "về đất" trong câu: "Áo bào thay chiếu anh về đất" không gợi ý liên tưởng nào sau đây?
A:
Sự thanh thản, ung dung của người lính sau khi đã tận trung với nước.
B:
Cách nói giảm để tránh sự đau thương.
C:
Sự hi sinh âm thầm không ai biết đến.
D:
Sự hi sinh của người lính là hóa thân vào non sông đất nước.
Đáp án: C
12.
Nét đẹp nổi bật đáng trân trọng ở bà cụ Tứ ("Vợ nhặt" của Kim Lân) là:
A:
chịu thương chịu khó.
B:
cần mẫn lao động.
C:
nhân hậu, giàu tình thương yêu.
D:
giản dị, chất phác
Đáp án: C
13.
Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?
A:
Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên
B:
Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh
C:
Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man
D:
Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng
Đáp án: D
14.
Bài thơ "Đất nước" thể hiện những cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về:
A:
vẻ đẹp mùa thu Hà Nội những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
B:
vẻ đẹp mùa thu Việt Bắc trong hiện tại miền Bắc giành được độc lập.
C:
đất nước Việt Nam hiền hòa, đau thương nhưng quật khởi, hào hùng trong kháng chiến.
D:
tội ác tày trời của kẻ thù và sức vùng dậy quật khởi của nhân dân ta.
Đáp án: C
15.
Nội dung quan trọng nhất trong văn bản "Nhận đường" (Nguyễn Đình Thi) là gì?
A:
Khẳng định giá trị của văn học nghệ thuật đối với cuộc sống.
B:
Đề cao vai trò của quan điểm nghệ thuật trong sáng tác.
C:
Khẳng định văn nghệ sĩ phải phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc.
D:
Ngợi ca những tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đáp án: C
Nguồn: /