Cập nhật: 30/06/2020
1.
Trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, khi nói về "mùa thu nay" chủ thể trữ tình đứng ở đâu để bộc lộ cảm xúc:
A:
Phố phường Hà Nội
B:
Tây Ninh
C:
Việt Bắc
D:
Tây Bắc
Đáp án: C
2.
Phương án nào không nêu đúng nội dung của các tác phẩm văn chính luận của được Nguyễn Ái Quốc sáng tác trong những thập niên đầu thế kỉ XX khi Bác hoạt động ở nước ngoài?
A:
Thể hiện rõ ý chí đấu tranh, đoàn kết thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập tự do của dân tộc.
B:
Lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa.
C:
Kêu gọi những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại, cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân xâm lược
D:
Đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho các dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Đáp án: A
3.
Hình ảnh trong câu thơ: "Kìa em xiêm áo tự bao giờ" là hình ảnh của:
A:
Người yêu trong tâm tưởng, mong nhớ của lính Tây Tiến.
B:
Các cô gái dân tộc nơi đoàn quân Tây Tiến đóng quân.
C:
"Dáng Kiều thơm" của những kiều nữ Hà Nội chập chờn hiện về trong "đêm mơ" của lính Tây Tiến.
D:
Người sơn nữ mà tình cờ lính Tây Tiến gặp được trên đường hành quân giữa núi rừng Tây Bắc.
Đáp án: B
4.
Cảm hứng của tùy bút Sông Đà được khơi gợi từ:
A:
hiện thực cuộc kháng chiến chống Pháp ở Tây Bắc.
B:
thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc.
C:
hình ảnh con sông Đà.
D:
hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc.
Đáp án: D
5.
Nội dung quan trọng nhất trong văn bản "Nhận đường" (Nguyễn Đình Thi) là gì?
A:
Khẳng định giá trị của văn học nghệ thuật đối với cuộc sống.
B:
Đề cao vai trò của quan điểm nghệ thuật trong sáng tác.
C:
Khẳng định văn nghệ sĩ phải phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc.
D:
Ngợi ca những tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đáp án: C
6.
Trong Rừng xà nu, Dít - em gái Mai, đã trưởng thành nhanh chóng trong những ngày chống Mĩ sôi động. Điều đó được thể hiện ở:
A:
giống Mai ở cặp mắt đen láy, mở to.
B:
trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội.
C:
cứ sẩm tối lại bò theo máng nước, đem gạo ra rừng, tiếp tế cho Tnú và đám thanh niên.
D:
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: B
7.
Có vợ, nhưng chỉ là "vợ nhặt", lại trong cảnh đói khát đe dọa, Tràng có tâm trạng:
A:
có nỗi lo nhưng chỉ thoáng qua, chủ yếu vẫn là niềm xúc động, cảm giác mới lạ, lâng lâng hạnh phúc.
B:
hối hận khi lỡ quyết định đưa người phụ nữ xa lạ này về làm vợ.
C:
xấu hổ vì không có tiền để làm lễ cưới xin theo phong tục
D:
lo sợ không nuôi nổi nhau.
Đáp án: A
8.
Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:
A:
kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.
B:
"Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam."
C:
khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.
D:
khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.
Đáp án: C
9.
Nét đẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc mà Tố Hữu ca ngợi trong bài Việt Bắc là:
A:
Lạc quan tin tưởng vào kháng chiến.
B:
Căm thù giặc Pháp.
C:
Sự nghĩa tình: san sẻ, cùng chung gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến.
D:
Cần cù, chịu khó trong lao động.
Đáp án: C
10.
Bài thơ "Ngồi buồn nhớ Mẹ ta xưa" của Nguyễn Duy có nội dung:
A:
kể về công ơn sinh thành, dưỡng dục của người mẹ.
B:
ca ngợi đức hy sinh của người mẹ
C:
bộc lộ lòng biết ơn đối với người mẹ
D:
ca ngợi công ơn và tấm lòng yêu thương mênh mông, hy sinh tất cả vì con của người mẹ.
Đáp án: D
11.
Nhận xét nào sau đây không chính xác về Chế Lan Viên?
A:
Thơ của ông chú trọng về nhạc điệu, ông đã khởi đầu một lối thơ chỉ dùng toàn vần bằng.
B:
Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị.
C:
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa.
D:
Sau Cách mạng, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng" và có những thay đổi rõ rệt.
Đáp án: A
12.
Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:
A:
mắt sáng lên lấp lánh.
B:
cười.
C:
hát khe khẽ.
D:
nói luôn miệng.
Đáp án: B
13.
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.
Question 24:
A:
opponent
B:
compose
C:
podium
D:
advocate
Đáp án: D
Đáp án D
Kiến thức: Phát âm “-o”
Giải thích:
opponent /ə'pəʊnənt/ podium /'pəʊdiəm/
compose /kəm'pəʊz/ advocate /'ædvəkeit/
Phần gạch chân câu D được phát âm là /ə/ còn lại là /əʊ/
14.
Câu thơ nào sau đây (trích trong bài "Tây Tiến" của Quang Dũng) thể hiện rõ nét nhất cách nói vừa rất tự nhiên, hồn nhiên, vừa đậm chất lính?
A:
Mường lát hoa về trong đêm hơi.
B:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.
C:
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
D:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Đáp án: D
15.
Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
A:
Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.
B:
Bài thơ là một bản quyết tâm thư, là lời thề hành động của chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.
C:
Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp
D:
Bài thơ là bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.
Đáp án: D
Nguồn: /