Cập nhật: 30/06/2020
1.
Nhận xét nào sau đây chính xác về nhà thơ Chế Lan Viên?
A:
Có phong cách rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của thế giới hình ảnh thơ.
B:
Gây được ấn tượng khá đặc biệt bằng một chất giọng trong sáng mà tha thiết, sâu lắng mà tài hoa.
C:
Có giọng điệu riêng rất dễ nhận ra, đó là giọng tâm tình ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến.
D:
Có một hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, đầy lãng mạn.
Đáp án: A
2.
Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc đời của người đã khuẩt?
A:
Lung khởi
B:
Thích thực
C:
Ai vãn
D:
Kết
Đáp án: B
3.
Trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có 4 nhân vật quan trọng nổi lên trên nền cảnh hùng vĩ nghiêm trang, đó là các nhân vật: cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng. Bốn nhân vật đó được sắp xếp theo chủ đích nào sau đây?
A:
Là những nhân vật có quan hệ huyết thống với nhau: Cụ Mết là cha của Tnú; Tnú là anh trai Dít; bé Heng là con trai Tnú. Qua đó thể hiện cả gia đình đánh giặc, bước cha trước, bước con sau.
B:
Là bốn nhân vật chính trong truyện, có ảnh hưởng tới diễn biến cốt truyện
C:
Là những nhân vật cùng một thế hệ tiêu biểu, đại diện cho con người Tây Nguyên kiên cường, bất khuất.
D:
Là ba thế hệ trong cuộc kháng chiến: cụ Mết là hiện thân cho thế hệ đi trước, mang dáng dấp của người phán truyền; Tnú, Dít là đại diện cho thế hệ hiện tai, kiên cường bất khuất; bé Heng là đại diện cho tương lai cách mạng, vừa lì lợm vừa sắc sảo, nối tiếp truyền thống của thế hệ cha anh
Đáp án: D
4.
Câu thơ: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" trong bài Tây Tiến của Quang Dũng diễn tả:
A:
Khát khao mãnh liệt được trở về gặp mặt người yêu của người lính.
B:
Một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những người lính trẻ thủ đô hào hoa, mơ mộng.
C:
Sự yếu lòng của người lính Tây Tiến khi làm nhiệm vụ ở vùng biên cương hẻo lánh, luôn nhung nhớ về dáng hình người yêu.
D:
Tâm trạng xót thương cho người yêu đang mòn mỏi đợi chờ của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.
Đáp án: B
5.
Nội dung quan trọng nhất trong văn bản "Nhận đường" (Nguyễn Đình Thi) là gì?
A:
Khẳng định giá trị của văn học nghệ thuật đối với cuộc sống.
B:
Đề cao vai trò của quan điểm nghệ thuật trong sáng tác.
C:
Khẳng định văn nghệ sĩ phải phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc.
D:
Ngợi ca những tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đáp án: C
6.
Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng ước muốn được "Thành trăm con sóng nhỏ"?
A:
Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực trước giới hạn của con người.
B:
Ước muốn thành con sóng để trốn đi kiếp người đau khổ.
C:
Ước muốn của người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.
D:
Ước muốn viễn vông, phi thực tế.
Đáp án: C
7.
Hiểu như thế nào là phù hợp nhất với đối tượng trữ tình mà nhà thơ gọi là "anh" ở hai khổ thơ đầu trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên?
A:
Những con người đi xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.
B:
Đó chính là nhà thơ.
C:
Những con người đi trên chuyến tàu hỏa về Tây Bắc.
D:
Cách phân đôi của chủ thể trữ tình, tự đối thoại dưới hình thức như lời thuyết phục người khác.
Đáp án: D
8.
Từ nào sau đây chỉ ra đúng tâm trạng ban đầu của bà cụ Tứ khi thấy Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà?
A:
Ngỡ ngàng.
B:
Lo lắng.
C:
Hoảng sợ.
D:
Sung sướng.
Đáp án: A
9.
Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào?
A:
1914.
B:
1913.
C:
1911.
D:
1912.
Đáp án: C
10.
Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:
A:
mắt sáng lên lấp lánh.
B:
cười.
C:
hát khe khẽ.
D:
nói luôn miệng.
Đáp án: B
11.
Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:
A:
kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.
B:
"Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam."
C:
khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.
D:
khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.
Đáp án: C
12.
Nét đẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc mà Tố Hữu ca ngợi trong bài Việt Bắc là:
A:
Lạc quan tin tưởng vào kháng chiến.
B:
Căm thù giặc Pháp.
C:
Sự nghĩa tình: san sẻ, cùng chung gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến.
D:
Cần cù, chịu khó trong lao động.
Đáp án: C
13.
Giá trị nội dung tiêu biểu nhất trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên là:
A:
Thể hiện khát vọng về với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cho cảm hứng sáng tạo nghệ thuật chân chính của mình.
B:
Thể hiện lòng căm thù trước tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Tây Bắc anh dũng, kiên cường.
C:
Thể hiện niềm vui trước công cuộc xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.
D:
Thể hiện hình ảnh cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đáp án: A
14.
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.
Question 24:
A:
opponent
B:
compose
C:
podium
D:
advocate
Đáp án: D
Đáp án D
Kiến thức: Phát âm “-o”
Giải thích:
opponent /ə'pəʊnənt/ podium /'pəʊdiəm/
compose /kəm'pəʊz/ advocate /'ædvəkeit/
Phần gạch chân câu D được phát âm là /ə/ còn lại là /əʊ/
15.
Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?
A:
"Sóng" là hóa thân của "em", "em" với "sóng" hòa tan từ đầu đến cuối bài.
B:
Là một đôi "tình nhân" trong tưởng tượng.
C:
Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.
D:
Là một cặp hình ảnh đối lập, chia cách.
Đáp án: C
Nguồn: /