Cập nhật: 30/06/2020
1.
Nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu thể hiện tính sử thi đậm nét nhất?
A:
Mai.
B:
Cụ Mết.
C:
Heng.
D:
Tnú.
Đáp án: B
2.
Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?
A:
"Sóng" là hóa thân của "em", "em" với "sóng" hòa tan từ đầu đến cuối bài.
B:
Là một đôi "tình nhân" trong tưởng tượng.
C:
Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.
D:
Là một cặp hình ảnh đối lập, chia cách.
Đáp án: C
3.
Nhận xét nào sau đây không chính xác về Chế Lan Viên?
A:
Thơ của ông chú trọng về nhạc điệu, ông đã khởi đầu một lối thơ chỉ dùng toàn vần bằng.
B:
Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị.
C:
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa.
D:
Sau Cách mạng, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng" và có những thay đổi rõ rệt.
Đáp án: A
4.
Bài thơ nào sau đây trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã được phổ nhạc?
A:
Anh.
B:
Sóng.
C:
Tự hát.
D:
Thuyền và biển.
Đáp án: D
5.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là:
A:
Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.
B:
Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu
C:
Lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.
D:
Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ.
Đáp án: C
6.
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.
Question 24:
A:
opponent
B:
compose
C:
podium
D:
advocate
Đáp án: D
Đáp án D
Kiến thức: Phát âm “-o”
Giải thích:
opponent /ə'pəʊnənt/ podium /'pəʊdiəm/
compose /kəm'pəʊz/ advocate /'ædvəkeit/
Phần gạch chân câu D được phát âm là /ə/ còn lại là /əʊ/
7.
Năm sinh, năm mất của nhà thơ Chế Lan Viên là năm nào sau đây?
A:
1924 - 1985.
B:
1920 - 1985.
C:
1922 - 1989.
D:
1920 - 1989.
Đáp án: D
8.
Tập thơ nào sau đây không phải của Xuân Quỳnh?
A:
Hoa trên đá.
B:
Gió Lào cát trắng.
C:
Tự hát.
D:
Hoa dọc chiến hào.
Đáp án: A
9.
Câu nào nào dưới đây thể hiện sự không trong sáng?
A:
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
B:
Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
C:
Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
D:
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
Đáp án: A
10.
Có vợ, nhưng chỉ là "vợ nhặt", lại trong cảnh đói khát đe dọa, Tràng có tâm trạng:
A:
có nỗi lo nhưng chỉ thoáng qua, chủ yếu vẫn là niềm xúc động, cảm giác mới lạ, lâng lâng hạnh phúc.
B:
hối hận khi lỡ quyết định đưa người phụ nữ xa lạ này về làm vợ.
C:
xấu hổ vì không có tiền để làm lễ cưới xin theo phong tục
D:
lo sợ không nuôi nổi nhau.
Đáp án: A
11.
Có thể cho rằng "Việt Bắc là khúc hùng ca, khúc tình ca về Cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến" vì bài thơ đã:
A:
miêu tả thành công bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong kháng chiến.
B:
ghi lại chặng đường Cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là tình nghĩa gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân đất nước.
C:
ca ngợi Cách mạng, ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ và tình nghĩa của nhân dân Việt Bắc.
D:
thể hiện sâu sắc tình nghĩa thủy chung giữa người cán bộ Cách mạng với nhân dân Việt Bắc.
Đáp án: B
12.
Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến bằng bút pháp:
A:
hiện thực
B:
lãng mạn
C:
trào lộng
D:
châm biếm, mỉa mai
Đáp án: B
13.
Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?
A:
Văn nhật dụng.
B:
Văn chính luận.
C:
Tuyên ngôn.
D:
Truyện.
Đáp án: B
14.
Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, việc Tràng bỏ ra hai hào để mua dầu thắp sáng gian phòng đêm tân hôn trong khi còn đang phải ăn cháo cám chứng tỏ điều gì?
A:
Đây là chàng trai có sự nông nổi trong suy nghĩ, anh ta có thể nhặt vợ khi bản thân còn lay lắt nuôi mình và mẹ thì cớ gì không thể tiêu sang ngay trong những tháng ngày đói kém ấy.
B:
Đây là chàng trai không bị cái đói làm chết đi những mong ước được sống cho ra một con người, là sự thể hiện vai trò của người chồng trong việc mang lại hạnh phúc cho người vợ.
C:
Đấy là niềm vui của đêm tân hôn, là sự níu kéo chút tươi sáng trong những ngày đau khổ, cay cực của một anh chàng vẫn quen cảnh cô đơn.
D:
Đấy là một cách nghĩ có phần đáng thương, cố gắng chiều chuộng vợ của anh chàng ngụ cư bỗng nhiên vớ bẫm, có được vợ.
Đáp án: B
15.
Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Trung Thành?
A:
Đất nước đứng lên
B:
Rừng xà nu
C:
Đất Quảng
D:
Bức thư Cà Mau
Đáp án: D
Nguồn: /