Cập nhật: 30/06/2020
1.
Câu thơ nào sau đây (trích trong bài "Tây Tiến" của Quang Dũng) thể hiện rõ nét nhất cách nói vừa rất tự nhiên, hồn nhiên, vừa đậm chất lính?
A:
Mường lát hoa về trong đêm hơi.
B:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.
C:
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
D:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Đáp án: D
2.
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions.
Question 24:
A:
opponent
B:
compose
C:
podium
D:
advocate
Đáp án: D
Đáp án D
Kiến thức: Phát âm “-o”
Giải thích:
opponent /ə'pəʊnənt/ podium /'pəʊdiəm/
compose /kəm'pəʊz/ advocate /'ædvəkeit/
Phần gạch chân câu D được phát âm là /ə/ còn lại là /əʊ/
3.
Nội dung của bốn câu thơ đầu bài Việt Bắc của Tố Hữu là:
A:
Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương lưu luyến đối với người kháng chiến về xuôi.
B:
Kể cụ thể những kỉ niệm đã từng chung sống với nhau giữa người các bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.
C:
Khuyên người về chớ quên cảnh và tình của núi rừng, con người Việt Bắc.
D:
Gợi những kỉ niệm trong lòng người về, đồng thời gửi gắm kín đáo nỗi nhớ của mình bằng cách dùng hàng loạt câu hỏi.
Đáp án: D
4.
Trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, khi nói về "mùa thu nay" chủ thể trữ tình đứng ở đâu để bộc lộ cảm xúc:
A:
Phố phường Hà Nội
B:
Tây Ninh
C:
Việt Bắc
D:
Tây Bắc
Đáp án: C
5.
Tựa đề Vợ nhặt gợi ra cho chúng ta điều gì?
A:
Hình ảnh một người đàn ông may mắn.
B:
Môt tình huống truyện độc đáo.
C:
Hình ảnh một người đàn bà rách rưới.
D:
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Đáp án: B
6.
Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:
"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cưới đất nước ta, ấp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)
A:
"nhân đạo và chính nghĩa".
B:
"dân chủ và tiến bộ xã hội".
C:
"luật pháp và công lí".
D:
"lẽ phải và công lí".
Đáp án: A
7.
Tác phẩm nào sau đây không phải của Hê-ming-uê?
A:
Ông già và biển cả.
B:
Giã từ vũ khí.
C:
Tự do
D:
Chuông nguyện hồn ai.
Đáp án: C
8.
Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
A:
Kí và các tiểu phẩm.
B:
Các truyện ngắn.
C:
Thơ ca.
D:
Văn chính luận.
Đáp án: C
9.
Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?
A:
Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên
B:
Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh
C:
Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man
D:
Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng
Đáp án: D
10.
Tác phẩm "Thương nhớ mười hai" của Vũ Bằng thuộc thể loại:
A:
Truyện ngắn
B:
Hồi kí
C:
Phóng sự
D:
Bút kí- tùy bút.
Đáp án: D
11.
Địa danh nào không được nhắc tới trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
A:
Châu Mộc
B:
Mường Hịch
C:
Nà Ngần
D:
Pha Luông
Đáp án: C
12.
Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?
A:
Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.
B:
Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.
C:
Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
D:
Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.
Đáp án: B
13.
Nhận xét nào sau đây không chính xác về Chế Lan Viên?
A:
Thơ của ông chú trọng về nhạc điệu, ông đã khởi đầu một lối thơ chỉ dùng toàn vần bằng.
B:
Ông tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920 tại Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị.
C:
Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo, nổi bật nhất là "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa.
D:
Sau Cách mạng, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng" và có những thay đổi rõ rệt.
Đáp án: A
14.
Thông tin nào sau đây không chính xác khi giới thiệu tiểu sử của nhà văn Nguyễn Trung Thành?
A:
Năm 1962, trở lại miền Nam, hoạt động ở khu V.
B:
Năm 1950, đang học trung học chuyên khoa thì gia nhập quân đội và chủ yếu hoạt động ở Tây Nguyên.
C:
Sau Hiệp định Giơnevơ tập kết ra Bắc.
D:
Gắn bó với chiến trường Tây Nguyên bắt đầu từ kháng chiến chống Mĩ.
Đáp án: D
15.
Câu thơ: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" trong bài Tây Tiến của Quang Dũng diễn tả:
A:
Khát khao mãnh liệt được trở về gặp mặt người yêu của người lính.
B:
Một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những người lính trẻ thủ đô hào hoa, mơ mộng.
C:
Sự yếu lòng của người lính Tây Tiến khi làm nhiệm vụ ở vùng biên cương hẻo lánh, luôn nhung nhớ về dáng hình người yêu.
D:
Tâm trạng xót thương cho người yêu đang mòn mỏi đợi chờ của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.
Đáp án: B
Nguồn: /