Cập nhật: 30/06/2020
1.
Điểm nào sau đây không nằm trong những biểu hiện của tính dân tộc về mặt nội dung ở bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
A:
Thể hiện sự tiếp thu và phát triển các thể thơ cũng như bút pháp nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc.
B:
Bài thơ thể hiện được truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc.
C:
Phác họa được chiến công oai hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp.
D:
Thể hiện được hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc thật tươi đẹp.
Đáp án: A
2.
Bài thơ Tiếng hát con tàu được rút ra từ tập thơ:
A:
Điêu tàn.
B:
Ánh sáng và phù sa.
C:
Những bài thơ đánh giặc.
D:
Hái theo mùa.
Đáp án: B
3.
A:
Một thoáng lo âu nhưng là để thúc đẩy một cách ứng xử tích cực: sống hết mình, sống mãnh liệt trong tình yêu để thắng được cái hữu hạn của thời gian đời người.
B:
Thoáng lo âu khi nhận thức được sự hữu hạn của thời gian đời người.
C:
Buồn bã cho kiếp người hữu hạn nhỏ nhoi, thèm được như biển kia trường tồn mãi mãi.
D:
Bình thản, chấp nhận quy luật vận động của thời gian.
Đáp án: A
4.
Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
A:
Kí và các tiểu phẩm.
B:
Các truyện ngắn.
C:
Thơ ca.
D:
Văn chính luận.
Đáp án: C
5.
Trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, khi nói về "mùa thu nay" chủ thể trữ tình đứng ở đâu để bộc lộ cảm xúc:
A:
Phố phường Hà Nội
B:
Tây Ninh
C:
Việt Bắc
D:
Tây Bắc
Đáp án: C
6.
Phương án nào không nêu đúng nội dung của các tác phẩm văn chính luận của được Nguyễn Ái Quốc sáng tác trong những thập niên đầu thế kỉ XX khi Bác hoạt động ở nước ngoài?
A:
Thể hiện rõ ý chí đấu tranh, đoàn kết thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập tự do của dân tộc.
B:
Lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa.
C:
Kêu gọi những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại, cùng đoàn kết, đấu tranh chống lại chế độ thực dân xâm lược
D:
Đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho các dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Đáp án: A
7.
Tập thơ nào sau đây không phải của Xuân Quỳnh?
A:
Hoa trên đá.
B:
Gió Lào cát trắng.
C:
Tự hát.
D:
Hoa dọc chiến hào.
Đáp án: A
8.
Phương án nào không nêu đúng mối quan hệ của Việt Nam với Pháp và vai trò của Pháp ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 được Hồ Chí Minh nêu lên trong Tuyên ngôn Độc lập?
A:
Tuyên bố xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam.
B:
Tuyên bố xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
C:
Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp
D:
Tuyên bố chấm dứt sự có mặt của Pháp ở miền Nam Việt Nam.
Đáp án: D
9.
Phần nào trong bài văn tế là phần hồi tưởng về cuộc đời của người đã khuẩt?
A:
Lung khởi
B:
Thích thực
C:
Ai vãn
D:
Kết
Đáp án: B
10.
Muốn tóm tắt một văn bản chính luận cần:
A:
nêu rõ luận đề cùng các luận điểm chính bằng lời văn ngắn gọn.
B:
nêu rõ luận đề bằng lời văn ngắn gọn, súc tích
C:
nêu rõ luận điểm chính và các luận cứ tiêu biểu
D:
nêu được nội dung cơ bản một cách ngắn gọn.
Đáp án: A
11.
Hai câu thơ "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn" (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên) gợi ra những suy tưởng nào sau đây?
A:
"Đất" mang tâm hồn cố nhân.
B:
Từ vật chất, thô sơ (đất) đã huyển hóa thành tinh thần, cao quý (tâm hồn).
C:
"Đất" trở thành một phần tâm hồn ta.
D:
Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
12.
Thế nào là luận chứng trong bài văn nghị luận?
A:
Là cách phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm
B:
Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
C:
Là việc sử dụng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.
D:
Là cách sử dụng và phân tích lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
Đáp án: A
13.
Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?
A:
"Sóng" là hóa thân của "em", "em" với "sóng" hòa tan từ đầu đến cuối bài.
B:
Là một đôi "tình nhân" trong tưởng tượng.
C:
Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.
D:
Là một cặp hình ảnh đối lập, chia cách.
Đáp án: C
14.
Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:
"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cưới đất nước ta, ấp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)
A:
"nhân đạo và chính nghĩa".
B:
"dân chủ và tiến bộ xã hội".
C:
"luật pháp và công lí".
D:
"lẽ phải và công lí".
Đáp án: A
15.
Nhận xét nào sai khi nói về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân?
A:
Tác phẩm khẳng định rằng, cái đói, dù gớm ghê đến mấy không những không giết chết được khát khao hạnh phúc ở con người mà thậm chí, nhiều khi còn là cơ duyên lạ chắp nối những mảnh đời cực khổ lại gần nhau hơn.
B:
Truyện ngắn lấy bối cảnh hiện thực của năm Ất Dậu, cái năm ghi khắc tai họa thảm khốc đã cướp đi gần một phần mười dân số nước ta.
C:
Truyện ngắn dẫu chọn mảng hiện thực đau thương, đầy mất mát mà không hề bị chìm trong bi quan, bế tắc, dẫu cho “màu sắc cách mạng” chưa thật tự nhiên đi vào tác phẩm.
D:
Tác phẩm được hoàn thành ngay trong năm mà nạn đói đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu đồng bào ta nên cảm nhận về cái đói cứ thấm thía trong từng câu từng chữ
Đáp án: D
Nguồn: /