Cập nhật: 30/06/2020
1.
Thế nào là luận chứng trong bài văn nghị luận?
A:
Là cách phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm
B:
Là cách sử dụng và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
C:
Là việc sử dụng kết hợp giữa lý lẽ và dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề.
D:
Là cách sử dụng và phân tích lý lẽ để làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
Đáp án: A
2.
A:
Bất lực.
B:
Lo âu, băn khoăn
C:
Giận dỗi.
D:
Thừa nhận tình yêu cũng bí ẩn như sóng biển, gió trời vậy.
Đáp án: D
3.
Chân lí rút ra từ Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là gì?
A:
Với lòng nhiệt tình cách mạng, với tình yêu quê hương, làng bản và gia đình tha thiết cũng như ý chí căm hờn tột độ với quân thù, những người anh hùng sẽ trở thành toàn năng.
B:
Khi kẻ thù đã dùng bạo lực để khủng bố ý chí đấu tranh của chúng ta thì ta cũng phải biết đáp lại bằng bạo lực cách mạng, “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
C:
Tình yêu gia đình là phẩm chất không thể thiếu được của một người anh hùng, trong hoàn cảnh chiến tranh, đó chính là nguồn sức mạnh vô địch.
D:
Dân làng Xô-man tuy nằm trong cái tầm nã của đại bác nhưng ý chí cách mạng ở họ không bom đạn nào dập vùi cho được
Đáp án: B
4.
Muốn tóm tắt một văn bản chính luận cần:
A:
nêu rõ luận đề cùng các luận điểm chính bằng lời văn ngắn gọn.
B:
nêu rõ luận đề bằng lời văn ngắn gọn, súc tích
C:
nêu rõ luận điểm chính và các luận cứ tiêu biểu
D:
nêu được nội dung cơ bản một cách ngắn gọn.
Đáp án: A
5.
Có thể cho rằng "Việt Bắc là khúc hùng ca, khúc tình ca về Cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến" vì bài thơ đã:
A:
miêu tả thành công bức tranh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong kháng chiến.
B:
ghi lại chặng đường Cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, nhất là tình nghĩa gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân đất nước.
C:
ca ngợi Cách mạng, ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ và tình nghĩa của nhân dân Việt Bắc.
D:
thể hiện sâu sắc tình nghĩa thủy chung giữa người cán bộ Cách mạng với nhân dân Việt Bắc.
Đáp án: B
6.
Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về A Phủ("Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài):
A:
A Phủ là người yêu của Mị.
B:
A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa.
C:
A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.
D:
A Phủ mồ côi, nghèo khổ và không thể lấy vợ.
Đáp án: A
7.
Trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, thể loại văn học nào thể hiện một cách sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Bác?
A:
Kí và các tiểu phẩm.
B:
Các truyện ngắn.
C:
Thơ ca.
D:
Văn chính luận.
Đáp án: C
8.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là:
A:
Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.
B:
Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu
C:
Lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.
D:
Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ.
Đáp án: C
9.
Nội dung của bốn câu thơ đầu bài Việt Bắc của Tố Hữu là:
A:
Bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ thương lưu luyến đối với người kháng chiến về xuôi.
B:
Kể cụ thể những kỉ niệm đã từng chung sống với nhau giữa người các bộ kháng chiến với người dân Việt Bắc.
C:
Khuyên người về chớ quên cảnh và tình của núi rừng, con người Việt Bắc.
D:
Gợi những kỉ niệm trong lòng người về, đồng thời gửi gắm kín đáo nỗi nhớ của mình bằng cách dùng hàng loạt câu hỏi.
Đáp án: D
10.
Bài thơ Việt Bắc thể hiện sự nhớ nhung giữa kẻ ở, người đi trong một cuộc chia tay, đó là:
A:
Cuộc chia tay hư cấu với dụng ý nghệ thuật của tác giả.
B:
Cuộc chia tay giữa "mình" với "ta", hai con người trẻ tuổi đang có tình cảm mặn nồng với nhau.
C:
Cuộc chia tay giữa người kháng chiến với người dân Việt Bắc.
D:
Cuộc chia tay giữa hai người bạn đã từng gắn bó trong những năm kháng chiến gian khổ.
Đáp án: C
11.
Câu thơ: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" trong bài Tây Tiến của Quang Dũng diễn tả:
A:
Khát khao mãnh liệt được trở về gặp mặt người yêu của người lính.
B:
Một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những người lính trẻ thủ đô hào hoa, mơ mộng.
C:
Sự yếu lòng của người lính Tây Tiến khi làm nhiệm vụ ở vùng biên cương hẻo lánh, luôn nhung nhớ về dáng hình người yêu.
D:
Tâm trạng xót thương cho người yêu đang mòn mỏi đợi chờ của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.
Đáp án: B
12.
Dòng nào sau đây không góp phần tạo ra hiệu quả trong quá trình phát biểu theo chủ đề?
A:
Lựa chọn thời điểm và thời gian thích hợp cho việc phát biểu.
B:
Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận.
C:
Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp nhanh thành đề cương phát biểu.
D:
Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; điều chỉnh giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc
Đáp án: A
13.
Thế nào là luận cứ trong bài văn nghị luận?
A:
Là ý kiến của người viết về vấn đề được bàn luận trong bài văn.
B:
Là cách thức, phương pháp triển khai vấn đề trong bài văn.
C:
Là những quan niệm, đánh giá của người viết về vấn đề được bàn luận.
D:
Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh luận điểm.
Đáp án: D
14.
Đọc đoạn văn sau và điền từ thích hợp vào dấu [...]:
"Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cưới đất nước ta, ấp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với [...]" (trích Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh)
A:
"nhân đạo và chính nghĩa".
B:
"dân chủ và tiến bộ xã hội".
C:
"luật pháp và công lí".
D:
"lẽ phải và công lí".
Đáp án: A
15.
Tập thơ nào sau đây không phải của Xuân Quỳnh?
A:
Hoa trên đá.
B:
Gió Lào cát trắng.
C:
Tự hát.
D:
Hoa dọc chiến hào.
Đáp án: A
Nguồn: /