Cập nhật: 30/06/2020
1.
Câu nào nào dưới đây thể hiện sự không trong sáng?
A:
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
B:
Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
C:
Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
D:
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
Đáp án: A
2.
Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được viết theo thể loại nào sau đây?
A:
Văn nhật dụng.
B:
Văn chính luận.
C:
Tuyên ngôn.
D:
Truyện.
Đáp án: B
3.
Trước cách mạng, Kim Lân được người đọc chú ý ở đề tài nào?
A:
Đời sống người nông dân nghèo.
B:
Không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam thời bấy giờ.
C:
Đời sống của người trí thức nghèo.
D:
Tái hiện sinh hoạt văn hoá phong phú ở thôn quê.
Đáp án: D
4.
Tác phẩm "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm vốn là:
A:
Một đoạn trích trong trường ca "Mặt đường khát vọng"
B:
ngôn ngữ thơ gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân
C:
thể thơ đối đáp, kết cấu đối đáp của ca dao, ngôn ngữ giàu hình ảnh và đậm sắc thái dân gian.
D:
sử dụng nhiều thành ngữ, ca dao, tục ngữ.
Đáp án: C
5.
Sau ba năm đi học lực lượng, điều mà Tnú (trong Rừng xà nu) nhớ nhất về làng mình, đó là:
A:
Gương mặt những người ruột thịt.
B:
Những kỉ niệm ấu thơ.
C:
Tiếng chày của làng anh.
D:
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: C
6.
Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?
A:
Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.
B:
Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.
C:
Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
D:
Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.
Đáp án: B
7.
Bản Tuyên ngôn Độc lập có thể chia thành mấy phần?
A:
Tác phẩm chia làm bốn phần
B:
Tác phẩm chia làm năm phần
C:
Tác phẩm chia làm hai phần
D:
Tác phẩm chia làm ba phần
Đáp án: D
8.
Nét đẹp tiêu biểu nhất của con người Việt Bắc mà Tố Hữu ca ngợi trong bài Việt Bắc là:
A:
Lạc quan tin tưởng vào kháng chiến.
B:
Căm thù giặc Pháp.
C:
Sự nghĩa tình: san sẻ, cùng chung gian khổ, niềm vui, cùng gánh vác nhiệm vụ kháng chiến.
D:
Cần cù, chịu khó trong lao động.
Đáp án: C
9.
Hình ảnh "rừng xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa gì?
A:
Đó là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể: đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên
B:
Tượng trưng cho nỗi đau và sự bất diệt trong chiến tranh
C:
Đó là hình ảnh đại diện của dân làng Xô Man
D:
Có ý nghĩa cụ thể nhưng chủ yếu là giá trị tượng trưng
Đáp án: D
10.
Câu thơ nào sau đây (trích trong bài "Tây Tiến" của Quang Dũng) thể hiện rõ nét nhất cách nói vừa rất tự nhiên, hồn nhiên, vừa đậm chất lính?
A:
Mường lát hoa về trong đêm hơi.
B:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói.
C:
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
D:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời.
Đáp án: D
11.
Cốt truyện của "Rừng xà nu" kể về:
A:
Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh.
B:
Cuộc đời của Tnú.
C:
Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xôman.
D:
Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy đấu tranh của dân làng Xôman đan cài vào nhau.
Đáp án: D
12.
Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?
A:
Chỉ một con vật ngoài biển.
B:
Chỉ một đồ vật trong nhà.
C:
Không có ý nghĩa gì.
D:
Chỉ sự liên tiếp.
Đáp án: B
13.
Chi tiết nào sau đây không chính xác khi giới thiệu về A Phủ("Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài):
A:
A Phủ là người yêu của Mị.
B:
A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa.
C:
A Phủ cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo.
D:
A Phủ mồ côi, nghèo khổ và không thể lấy vợ.
Đáp án: A
14.
Trong truyện ngắn "Rừng xà nu", từ chủ đề, cốt truyện, bút pháp xây dựng nhân vật, tới giọng điệu và ngôn ngữ tác phẩm đều được bao trùm bởi khuynh hướng sáng tác nào?
A:
Lãng mạn
B:
Hiện thực
C:
Sử thi
D:
Siêu thực
Đáp án: C
15.
Nhân vật nào trong tác phẩm Rừng xà nu thể hiện tính sử thi đậm nét nhất?
A:
Mai.
B:
Cụ Mết.
C:
Heng.
D:
Tnú.
Đáp án: B
Nguồn: /