Cập nhật: 30/06/2020
1.
Cốt truyện của "Rừng xà nu" kể về:
A:
Hình ảnh rừng xà nu trong chiến tranh.
B:
Cuộc đời của Tnú.
C:
Quá trình đi đến đấu tranh vũ trang của làng Xôman.
D:
Chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy đấu tranh của dân làng Xôman đan cài vào nhau.
Đáp án: D
2.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được in trong tập thơ:
A:
Lời ru trên mặt đất.
B:
Hoa cỏ may.
C:
Hoa dọc chiến hào.
D:
Tơ tằm - Chồi biếc.
Đáp án: C
3.
Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được sáng tác trong hoàn cảnh nào sau đây?
A:
Ngày 7/5/1954, trong niềm vui của chiến thắng Điện Biên Phủ.
B:
Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Bác Hồ cùng các cơ quan Đảng và Chính Phủ chuyển lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn quốc.
C:
Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 10/1954 các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội.
D:
Tháng 7/1954, sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng.
Đáp án: C
4.
Đánh giá nào sau đây là hợp lí khi nhà thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng ước muốn được "Thành trăm con sóng nhỏ"?
A:
Ước muốn vì tuyệt vọng, bất lực trước giới hạn của con người.
B:
Ước muốn thành con sóng để trốn đi kiếp người đau khổ.
C:
Ước muốn của người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.
D:
Ước muốn viễn vông, phi thực tế.
Đáp án: C
5.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện ở những đặc trưng cơ bản nào:
A:
Tính trừu tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
B:
Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.
C:
Tính truyền cảm, tính tượng hình, tính tượng thanh.
D:
Tính tượng hình, tính tượng thanh, tính biểu cảm.
Đáp án: B
6.
Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Trung Thành?
A:
Đất nước đứng lên
B:
Rừng xà nu
C:
Đất Quảng
D:
Bức thư Cà Mau
Đáp án: D
7.
Năm sinh năm mất của nhà thơ Xuân Quỳnh là:
A:
1942 - 1988.
B:
1942 - 1986.
C:
1943 - 1985.
D:
1940 - 1988.
Đáp án: A
8.
Nhà thơ Quang Dũng sinh năm:
A:
1923.
B:
1921.
C:
1925.
D:
1920.
Đáp án: B
9.
Sau ba năm đi học lực lượng, điều mà Tnú (trong Rừng xà nu) nhớ nhất về làng mình, đó là:
A:
Gương mặt những người ruột thịt.
B:
Những kỉ niệm ấu thơ.
C:
Tiếng chày của làng anh.
D:
Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: C
10.
Câu nào nào dưới đây thể hiện sự không trong sáng?
A:
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
B:
Chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.để xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn.
C:
Việc xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn đòi hỏi chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
D:
Muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, chúng ta phải có những kế hoạch cụ thể.
Đáp án: A
11.
Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?
A:
Chỉ một con vật ngoài biển.
B:
Chỉ một đồ vật trong nhà.
C:
Không có ý nghĩa gì.
D:
Chỉ sự liên tiếp.
Đáp án: B
12.
Câu thơ: "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" trong bài Tây Tiến của Quang Dũng diễn tả:
A:
Khát khao mãnh liệt được trở về gặp mặt người yêu của người lính.
B:
Một cách tinh tế, chân thực tâm lí của những người lính trẻ thủ đô hào hoa, mơ mộng.
C:
Sự yếu lòng của người lính Tây Tiến khi làm nhiệm vụ ở vùng biên cương hẻo lánh, luôn nhung nhớ về dáng hình người yêu.
D:
Tâm trạng xót thương cho người yêu đang mòn mỏi đợi chờ của những người lính trong đoàn quân Tây Tiến.
Đáp án: B
13.
Một biểu hiện ở Tràng được Kim Lân nhắc đến nhiều lần khi anh mới "nhặt" được vợ đối lập với biểu hiện tâm trạng thường có của người đang ở trong cảnh đói khát bi thảm là:
A:
mắt sáng lên lấp lánh.
B:
cười.
C:
hát khe khẽ.
D:
nói luôn miệng.
Đáp án: B
14.
Hiểu như thế nào là phù hợp nhất với đối tượng trữ tình mà nhà thơ gọi là "anh" ở hai khổ thơ đầu trong bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên?
A:
Những con người đi xây dựng cuộc sống mới ở Tây Bắc những năm 1958 - 1960.
B:
Đó chính là nhà thơ.
C:
Những con người đi trên chuyến tàu hỏa về Tây Bắc.
D:
Cách phân đôi của chủ thể trữ tình, tự đối thoại dưới hình thức như lời thuyết phục người khác.
Đáp án: D
15.
Bản Tuyên ngôn Độc lập có thể chia thành mấy phần?
A:
Tác phẩm chia làm bốn phần
B:
Tác phẩm chia làm năm phần
C:
Tác phẩm chia làm hai phần
D:
Tác phẩm chia làm ba phần
Đáp án: D
Nguồn: /