Danh sách bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử THPT số 3 Bảo Thắng

Cập nhật: 02/07/2020

1.

Dưới đây là những sự kiện đã ra đời được coi là khởi đầu cho chiến tranh lạnh

1. Tổ chức Hiệp ước VACSAVA       2. Hội đồng tương trợ kinh tế SEV
3. Tổ chức Hiệp ước NATO             4. Kế hoạch Macsan

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian

A:

 4,2,3,1

B:

 1,3,2,4

C:

 4,3,2,1

D:

 1,2,3,4

Đáp án: A

2.

Cùng thời gian với chiến dich Tây Nguyên ta còn mở chiến dịch đánh địch ở đâu ?

A:

ở Phước Long

B:

ở Quảng Trị

C:

ở Huế, Đà Nẵng 

D:

ở Nha Trang

Đáp án: C

Chiến dịch tây nguyên 14-3-1975 đến ngày 24-3-1975. Chiến dịch huế đà nẵng 21-3-1975 đế ngày 29-3-1975

3.

Nguyên nhân quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930- 1931 là

A:

hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933

B:

mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phát triển gay gắt

C:

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh

D:

những tác động của tình hình thế giới

Đáp án: C

Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
- Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp đều diễn
ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân
lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng
nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ
khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 – 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất
nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 – 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng
lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
=> Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách
mạng 1930 – 1931.
Chọn đáp án: C

4.

Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12-3-1945 nhận định như thế nào về tình hình cách mạng nước ta?

A:

Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi.

B:

Cuộc đảo chính đã làm cho kẻ thù của nhân dân ta suy yếu, điều kiện tổng khởi nghĩa đã chín muồi.

C:

Cuộc đảo chính đã tạo thời cơ cho cách mạng nước ta tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền.

D:

Cuộc đảo chính tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, song điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muồi

Đáp án: D

5.

Lí do cơ bản nhất khiến Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam?

A:

Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

B:

Phù hợp với xu thế hòa bình hợp tác trên thế giới

C:

Do cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới

D:

Phù hợp với chiến lược “Cam kết và mở rộng” của tổng thống B.Clintơn

Đáp án: B

6.

Các chiến dịch Việt Bắc (thu - đông 1947), biên giới (thu- đông 1950) và Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây?

A:

Có sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa.

B:

Làm phá sản chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.

C:

Két hợp hoạt động tác chiến của bộ đội với nổi dậy của quần chúng.

D:

Làm thất bại các kế hoạch chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

Đáp án: D

7.

Pháp bố trí Điện Biên Phủ thành một hệ thống phòng ngự mạnh gồm

A:

48 cứ điểm và 2 phân khu.

B:

49 cứ điểm và 3 phân khu.

C:

50 cứ điểm và 3 phân khu.

D:

49 cứ điểm và 5 phân khu.

Đáp án: B

8.

"Phương án Maobáttơn" của thực dân Anh có nội dung chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia nào trên cơ sở tôn giáo?

A:

Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Ápganixtan của người theo Hinđu giáo.

B:

Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakistan của người theo Hồi giáo.

C:

Ấn Độ của người theo Hồi giáo, Pakistan của người theo Ấn Độ giáo.

D:

Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Ápganixtan của người theo Hồi giáo.

Đáp án: B

9.

Đâu là điểm cơ bản trong chính sách phát triển khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản?

A:

Tìm cách mua bằng phát minh sáng chế của nước ngoài.

B:

Chú trọng việc bán các bằng phát minh sáng chế.

C:

Không chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật và áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật trong phát triển kinh tế.

D:

Luôn chú trọng công tác nghiên cứu và phát minh ra các vật dụng mới.

Đáp án: A

10.

Xô - Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931 vì:

A:

đã làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến trên cả nước ta

B:

đánh đổ hoàn toàn thực dân Pháp và phong kiến tay sai

C:

đây là một hình thức chính quyền kiểu mới, do dân, của dân, vì dân

D:

khẳng định quyền làm chủ ruộng đất của nông dân

Đáp án: C

11.

Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN như thế nào?

A:

Quan hệ hợp tác song phương

B:

Quan hệ đối thoại.

C:

Quan hệ đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế.

D:

Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia.

Đáp án: D

12.

Từ xu thế toàn cầu hóa, em hãy cho biết thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt là gì?

A:

Sự bất bình đẳng trong qun hệ quốc tế.

B:

Sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ .

C:

Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.

D:

Sự chệnh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.

Đáp án: C

13.

Đọan văn: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ..." được trích trong văn kiện nào?

A:

Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng

B:

Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta

C:

Bản Tuyên ngôn Độc lập đọc vào ngày 2/9/1945

D:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

Đáp án: D

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 131

Giải chi tiết:

Đoạn văn trên được trích từ văn kiện Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh

14.

Điều kiện quan trọng để Nhật Bản có thể tiến hành được cải cách Minh Trị?

A:

Tầng lớp quý tộc  có ưu thế chính trị lớn và có vai trò quyết định

B:

Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản

C:

Chế độ Mạc Phủ bị lật đổ, Thiên hoàng Minh Trị nắm quyền

D:

Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế

Đáp án: C

15.

Đội Việt Nam giải phóng quân ra đời, đó là sự hợp nhất của các tổ chức nào?

A:

Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội du kích Bắc Sơn.

B:

Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân.

C:

Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với du kích Bà Tơ.

D:

Cứu quốc quân với du kích Thái Nguyên.

Đáp án: B

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.