Danh sách bài viết

Cây Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas Merr.)

Cập nhật: 13/10/2020

Tên tiếng anh/Tên khoa học:

Tên khoa học:

- Streptocaulon juventas Merr. (khai thác tại Việt Nam)

- Cymanchum bungei Decne (khai thác tại Trung Quốc)

Thuộc họ: Thiên Lý (Asclepiadaceae)

Tên gọi khác: Bạch thủ ô, thái sơn hà thủ ô, thái sơn bạch hà thủ ô, hòa thượng ô...

Đặc điểm thực vật học, mô tả sơ bộ về cây hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng là cây dây leo, dài từ 2 đến 5 mét. Thân và cành màu nâu đỏ, có nhiều lông, khi già thì nhẵn dần, lông dần biến mất. Vì cây có nhiều lông trông như mốc nên có nơi còn gọi là dây mốc.

Đặc điểm thực vật học hà thủ ô trắng (bạch thủ ô)

Đặc điểm thực vật học hà thủ ô trắng (bạch thủ ô)

Hoa màu nâu nhạt hoặc vàng tía mọc thành xim, rất nhiều lông

Hoa hà thủ ô trắng

Hoa hà thủ ô trắng

Toàn cây bấm thân, lá, quả non chỗ nào cũng ra nhựa trắng như sữa non, nên cây còn có tên là sữa bò.

Tên Mã liên an: có nghĩa là ngựa liền với yên, chuyện kể rằng: Xưa có một ông tướng cưỡi ngựa, ngựa đang di bỗng bị cảm chết, được một người dùng cây này điều trị sống lại, người tướng liền biếu cả ngựa và yên để tạ ơn ngừa đã cứu sống.

Củ hà thủ ô trắng

Củ hà thủ ô trắng

Củ bên trong có màu trắng và chứa nhiều nhựa. Củ thường nhỏ hơn hà thủ ô đỏ

Phân bố và thu hái hà thủ ô trắng

- Loại cây có tên là "củ vú bò", "dây sữa bò", "cây sừng bò" (khai thác tại Việt Nam)

Mọc hoang ở khắp các vùng đồi núi của nước ta. Cây thường ưa những nơi đất đồi cứng như: Vĩnh Phúc, Hà Tây cũ, Tuyên Quang, Cao Bằng.

- Loại cây "ngưu bì tiêu" (khai tại Trung Quốc)

Như vậy, "hà thủ ô trắng" khai thác trong nước và "hà thủ ô trắng" nhập của Trung Quốc, sẽ là rễ củ của những cây thuộc các chi khác nhau.

Cây được đào quanh năm để dùng làm thuốc, nhưng tốt nhất là đào vào mùa đông, hay đầu xuân. Đào về thái mỏng, phơi khô sử dụng dần.

Thành phần hóa học trong hà thủ ô trắng

Củ hà thủ ô trắng có chứa nhiều tinh bột, ancaloit, tanin pyrogalic là chủ yếu. Và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chưa xác định

Tác dụng dược lý của hà thủ ô trắng

Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh, được chứng minh rõ trên mô hình gây cholesterol cao ở thỏ nhà, thuốc còn có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol của ruột thỏ, theo tác giả, thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với cholesterol ( Tư liệu tham khảo Tân y học 5 - 6, 1972). Thuốc có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có thể tác dụng giảm xơ cứng động mạch và do thuốc có thành phần Lecithin ( Tư liệu tham khảo Tân y học 5 - 6, 1972).

Thuốc làm chậm nhịp tim. Làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim thiếu máu.

Thuốc có khả năng nâng cao sức chống lạnh của chuột nhắt. Hà thủ ô trắng có tác dụng tăng cường miễn dịch.

Thuốc giữ được tuyến ức của chuột nhắt già không bị teo mà giữ được mức như lúc chuột còn non, tác dụng này có ý nghĩa chống lão hóa nhưng cơ chế còn cần nghiên cứu thêm.

Thuốc có tác dụng nhuận tràng do dẫn chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột ( Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược - Nhà xuất bản Khoa học xuất bản 1965, trang 345 - 346). Hà thủ ô sống có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn Hà thủ ô chín.

Tác dụng kháng khuẩn và virus: thuốc có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lao ở người và trực khuẩn lî Flexner. Thuốc có tác dụng ức chế virus cúm ( Học báo Vi sinh vật 8,164, 1960).

Glucozit Hà thủ ô trắng có tác dụng ức chế tế bào ung thư.

Tính năng công dụng của hà thủ ô trắng

Hà thủ ô trắng có cùng công dụng với hà thủ ô đỏ, có tác dụng làm cho người già trẻ lại, giúp ích cho sự giao hợp được bền lâu, tóc bạc hóa đen.

Hà thủ ô trắng còn là vị thuốc điều trị cảm sốt rất tốt. Chuyển kể về Bác: Theo lời kể của một người dân tộc có tham gia kháng chiến, Bác Hồ bị cảm sốt nặng vào tháng 7-1945, được một ông lang người dân tộc dùng củ cây này điều trị khỏi bệnh. Cho nên Bác Hồ có dặn các đội viên trong đội tuyên truyền giải phóng quân, hễ thấy cây này thì nên hái lấy một nắm mang theo trong mình, phòng khi cần đến.

Tim mạch: Kích thích nhẹ sự co bóp tim, co mạch ngoại vi. Kích thích hô hấp nhưng không làm thay đổi huyết áp. Kích thích nhẹ nhu động ruột, lợi tiểu, an thần nhẹ, hạ nhiệt cơ thể, tăng sức lực, tăng cân. Đem chế với Đậu đen vị đắng giảm nhưng tác dụng dược lý không thay đổi.

Đau khớp: Cho bệnh nhân đau khớp dạng thấp uống Hà thủ ô trắng với liều 15g/ ngày liên tục 30 ngày, bệnh nhân giảm đau rõ rệt, không có phản ứng phụ.

Đường ruột: Hà thủ ô trắng ức chế sự co thắt cơ trơn ruột cô lập, gây ra bở histamin và acétylcholin. Hà thủ ô trắng nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự với súc vật đã tiêm liều độc nọc rắn hổ mang.

Tăng thị lực: Dây và lá Hà thủ ô trắng phối hợp với lá Bồ cu vẽ điều trị cho 86 bệnh nhân viêm hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (chorioritinite centrale séreuse). Kết quả là 87% số bệnh nhân tăng thị lực, những bệnh nhân hết ám điểm là bệnh nhân tăng thị lực từ 6/10 trở lên và một số tăng thị lực dưới 5/10. Một số bệnh nhân tăng thị lực dưới 5/10 giảm ám điểm.

Chữa rắn cắn: Lá và rễ Hà thủ ô trắng tươi chữa rắn cắn: Khi bị rắn cắn, cho nạn nhân nhai rễ, lá Hà thủ ô trắng tươi nuốt nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn đã hút máu và nọc độc.

Bên cạnh đó cây thuốc còn kích thích nhẹ sự co bóp tim, co mạch ngoại vi. Kích thích hô hấp nhưng không làm thay đổi huyết áp. Kích thích nhẹ nhu động ruột, lợi tiểu, an thần nhẹ, hạ nhiệt cơ thể, tăng sức lực, tăng cân. Đem chế với Đậu đen vị đắng giảm nhưng tác dụng dược lý không thay đổi.

Cho bệnh nhân đau khớp dạng thấp uống Hà thủ ô trắng với liều 15g/ ngày liên tục 30 ngày, bệnh nhân giảm đau rõ rệt, không có phản ứng phụ.

Ngoài ra tác dụng và liều dùng của hà thủ ô trắng được các thầy thuốc Việt Nam coi vị thuốc giúp kéo dài tuổi thọ, giao hợp được bền lâu, tóc bạc hóa đen. Trong các đơn thuốc, người ta vẫn thường dùng một nửa hà thủ ô đỏ, một nửa hà thủ ô trắng. Có khi để nguyên không chế biến, hoặc cũng có khi chế biến như đối với hà thủ ô đỏ. Liều và cách dùng giống như hà thủ ô đỏ. Trong kháng chiến tại các vùng dân tộc, người dân dùng củ và thân lá cây này chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có nơi người ta sắc cây này với nước cho phụ nữ không có sữa uống để giúp ra sữa

Chế biến hà thủ ô trắng

Theo Trung y:

Lấy hà thủ ô đã cắt miếng cho vào chậu, đổ rượu ngon vào tẩm 1 đêm, cứ 10kg hà thủ ô thì dùng 2,5 kg rượu. Ngày hôm sau bỏ vào chõ đồ 4 giờ, lấy ra phơi râm cho khô, lại tẩm lại đồ hai lần nữa là được. Miếng hà thủ ô sẽ thành sắc đen nâu.

Theo kinh nghiệm Việt Nam:

- Rửa sạch, ngâm nước vo gạo 2 ngày đêm, ngày thay nước 1 lần; rửa lại, đổ nước đậu đen vào cho ngập (1kg hà thủ ô 100g đậu nấu với 2 lít nước cho nhừ nát) nấu cho đến khi gần cạn (nên đảo luôn cho được chín đều), củ trở nên mềm lấy ra bỏ lõi (nếu có), thái hoặc bào mỏng rồi phơi cho khô, nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho đến hết (cách này thường dùng).

Muốn làm kỹ nữa thì trước khi thái miếng làm cửu chưng cửu sái.

Khi đun nấu, đặt một cái vỉ ở đáy dụng cụ để khỏi cháy khét.

- Hà thủ ô đỏ, có thể thêm hà thủ ô trắng Tylophora juventas Woodson, họ thiên lý, mỗi thứ đều nhau, ngâm nước vo gạo 4 ngày đêm, ngày thay nước gạo một lần. Cạo bỏ vỏ hà thủ ô, lấy đậu đen đãi sạch rồi cho dược liệu vào chõ, cứ một lượt hà thủ ô thì một lượt đậu đen; đổ cho chín nhừ đậu đen, bỏ đậu đen lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ; làm như vậy (phơi, đồ) 9 lần. Cuối cùng lấy hà thủ ô thái hay bào phiến hoặc sấy khô và tán bột.

Rượu hà thủ ô sau khi bào chế rồi, tán bột, bỏ vào trong túi vải, ngâm rượu 400 trong 10 ngày với tỷ lệ 1/4. Lọc pha thêm sirô đơn càng tốt (nửa rượu hà thủ ô với 1 sirô). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 - 60ml trước bữa ăn.

Sử dụng hà thủ ô trắng

Ngày dùng 15-20g dưới dạng thuốc sắc để uống.

Dùng để ngâm rượu.

Có thể sử dụng để nấu cháo với lượng như trên.

Ngoài ra có thể sử dụng kèm với hà thủ ô đỏ.

Kiêng kỵ khi dùng hà thủ ô trắng

Khi dùng hà thủ ô trắng phải kiêng ăn tiết canh lợn, cá, lươn, rau cải, hành tỏi.

Không dùng Hà thủ ô trắng (rễ, dây, lá) cho người tạng lạnh, người bệnh thuộc hư chứng.

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ