Danh sách bài viết

Cây Măng cụt (Mangosteen)

Cập nhật: 13/10/2020

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Mangosteen

1. Nguồn gốc, giá trị kinh tế và tình hình sản xuất

1.1. Nguồn gốc cây măng cụt:

Cây măng cụt có nguồn gốc từ Mã Lai, Indonesia, Myanma, Thái Lan...

Cây măng cụt

Cây măng cụt

1.2. Các nước trồng được măng cụt

Cây măng cụt được trồng ở khắp Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Ấn Độ, Myanma, Sri Lanka, Philippines, Việt Nam…

Ở Việt Nam, cây măng cụt được trồng nhiều ở các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bình Dương, Đồng Nai

1.3. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của măng cụt

a. Công dụng của măng cụt

- Măng cụt dùng để ăn tươi có tác dụng: Chống mệt mỏi; Giảm huyết áp; Giảm hơi thở hôi; Giữ cân bằng trong dạ dày; Có lợi cho hệ thống thần kinh; Giúp hưng phấn tinh thần; Cải thiện làn da; Giảm cholesterol

Quả măng cụt có nhiều công dụng

Quả măng cụt có nhiều công dụng

- Quả măng cụt dùng làm thuốc chống viêm, chữa tiêu chảy, bệnh lỵ, kháng vi khuẩn, ức chế dị ứng, làm giản phế quản trong việc điều trị hen suyễn, chữa vết thương ngoài da, Chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường; bệnh ung thư…

- Dùng để chế biến thành sinh tố là thức uống bổ dưỡng

b. Giá trị dinh dưỡng của cây măng cụt:

Trong 100 gram phần ăn được của quả tươi chứa: 60-63 Calo; 0,5-0,60 g chất đạm; 0,1-0,60g chất béo; 10-14,7g chất hữu cơ, 5,0-5,10 g chất xơ; 0,01- 8 mg calcium; Sắt 0,20- 0,80 mg; Phospho 0,02-12,0 mg; B1 0,03 mg; vitamin C 1-2 mg…

c. Giá trị kinh tế của cây măng cụt

Măng cụt là một trong những loại hàng hóa thường có giá cao hơn các loại quả cây khác. Có lúc lên tới 40.000-45.000 đồng/kg tùy loại. Trồng măng cụt có quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thu hoạch sớm, mỗi cây khoảng 80 kg quả thì cây măng cụt mang lại hiệu quả kinh tế rất khá cho nhà vườn.

Quả măng cụt có giá trị kinh tế cao

Quả măng cụt có giá trị kinh tế cao

Do cây măng cụt có tiềm năng xuất khẩu rất lớn, trung tâm Cây ăn quả Long Định khuyến cáo nông dân làm vườn trồng măng cụt ở Lái Thiêu, Chợ Lách củng cố lại vườn măng cụt của mình và mở thêm diện tích trồng mới, tăng thu nhập gia đình và làm giàu cho đất nước.

Măng cụt ở Chợ Lách -Bến Tre

Măng cụt ở Chợ Lách -Bến Tre

1.4. Tình hình sản xuất măng cụt trên thế giới

Thái Lan trồng măng cụt nhiều nhất trên thế giới, diện tích khoảng 80.000 ha và chỉ có một giống, chất lượng quả cao. Hình thức đẹp mắt và kích cỡ lớn, đều, hương vị thơm ngon.

Măng cụt có kích cỡ đều, hình thức đẹp mắt

Măng cụt có kích cỡ đều, hình thức đẹp mắt

1.5. Tình hình sản xuất măng cụt ở Việt Nam

Măng cụt được trồng phổ biến ở 2 vùng là Đồng bằng sông Cửu long và Đông Nam Bộ. Trong đó trồng chủ yếu ở ĐBSCL với diện tích khoảng 4,9 ngàn ha, cho sản lượng khoảng 4,5 ngàn tấn. Tỉnh Bến Tre là nơi có diện tích tập trung lớn nhất, đạt 4,2 ngàn ha (chiếm 76,8% diện tích cả nước).

2. Đặc tính thực vật của cây măng cụt

2.1. Rễ cây măng cụt

Cây măng cụt có bộ rễ phát triển chậm và yếu, thường ở lớp đất mặt.

 

Bộ rễ măng cụt thường ở lớp đất mặt

Bộ rễ măng cụt thường ở lớp đất mặt

2.2. Thân cây măng cụt

Nếu trồng cây bằng hạt, sau 2-3 năm cây chỉ cao 40-50 cm và bắt đầu cho quả sau trồng 8 - 10 năm.

Nếu trồng bằng gốc ghép chỉ sau 5 - 6 năm là cây đã cho quả.

Cây măng cụt cho quả sau trồng 6 năm

Cây măng cụt cho quả sau trồng 6 năm

Cây cao trung bình 7-12m nhưng có thể cao đến 20- 25 m,

 

Cây cao trung bình 7-12 m

Cây cao trung bình 7-12 m

2.3. Tán lá cây măng cụt:

- Cây có tán lá rộng, vì cây sống lâu năm nên tán lá có thể tới 9-10 mét.

Cây có tán lá rộng

Cây có tán lá rộng

- Lá dày và cứng, bóng mặt trên của lá có màu xanh đậm.

- Mặt dưới lá có màu xanh lợt hơn mặt trên.

 

Mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới của lá màu xanh lợt

Mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới của lá màu xanh lợt

- Lá bắt đầu bằng 1 lộc (đọt) nhỏ về sau nở ra thành 2 là mọc đối.

 

Mặt dưới của lá màu xanh lợt

Mặt dưới của lá màu xanh lợt

2.4. Hoa và quả măng cụt

Hoa đa tính thường là hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa loại lưỡng tính màu trắng hay hồng nhạt, có 4 lá đài và 4 cánh hoa, có 16-17 nhị và bầu noãn có 5-8 ô (hình 3.2.16).

Hoa măng cụt

Hoa măng cụt

 

Hoa măng cụt mọc đơn từng cái

Hoa măng cụt mọc đơn từng cái

Hay mọc thành từng đôi

Hay mọc thành từng đôi

Hoặc thành từng chùm có khoảng 3-4 hoa

Hoặc thành từng chùm có khoảng 3-4 hoa

Chùm hoa mọc ở đầu cành

Chùm hoa mọc ở đầu cành

Cây măng cụt đang ra hoa

Cây măng cụt đang ra hoa

Cây ra hoa từ tháng 1 đến tháng 3, mang quả khoảng 3 tháng và cho thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm

 

Cây trong thời gian mang quả

Cây trong thời gian mang quả

Quả măng cụt: Quả hình cầu tròn, đường kính chừng 4-7 cm, có mang đài hoa còn tồn tại ở cuồng; lúc chưa chín, vỏ quả có màu xanh đọt chuối (hình 3.2.23),

 

Quả măng cụt còn xanh

Quả măng cụt còn xanh

Khi gần chín, vỏ quả chuyển màu hơi tím và có những đốm nhỏ tím hồng.

 

Quả măng cụt gần chín

Quả măng cụt gần chín

Đến khi chín, vỏ quả đỏ dần, rồi chuyển sang đỏ tím, Phía cuống vẫn còn nguyên 4 đài hoa.

 

Khi chín vỏ quả chuyển sang đỏ tím

Khi chín vỏ quả chuyển sang đỏ tím

Hoặc màu vỏ đỏ sậm

Hoặc màu vỏ đỏ sậm

Vỏ quả màu vỏ đỏ sậm

Vỏ quả màu nâu xám

Vỏ quả dày nhưng mềm, xốp, chứa nhiều tanin (chất chát) bao quanh ruột quả có màu trắng.

 

Vỏ quả bao quanh ruột quả màu trắng.

Vỏ quả bao quanh ruột quả màu trắng.

 

Ruột quả có từ 5-8 múi, các múi có lớp cơm màu trắng có vị ngọt, thơm ngon.

Trong ruột múi có hột (hạt), múi lớn thì hột lớn, có những múi thì hột lép hay không có hột mà chỉ có dầu vết của hội

Hột măng cụt

Hột măng cụt

3. Đặc điểm sinh thái của cây măng cụt, măng cụt

3.1. Nhiệt độ đối với cây măng cụt

Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây măng cụt, sinh trưởng phát triển là từ 25-350C. Dưới 200C và trên 350C đều không thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển, ra hoa và đậu quả măng cụt. Cây sẽ chết khi nhiệt độ dưới 50C.

3.2. Nước đối với cây măng cụt

Măng cụt là cây ưa ẩm nhưng không được đọng nước. thích hợp vùng có lượng mưa khoảng 1.200mm/năm trở lên và phân bổ đều trong năm, hoặc được tưới đủ nước trong mùa khô. Mặc dù là cây có khả năng chịu úng tốt nhưng đó cũng là điều bất lợi cho sự sinh trưởng. Do đó, nên trồng cây trên mô đất cao hơn mặt liếp hoặc mặt đất tự nhiên từ 10- 20cm để hạn chế hiện tượng ngập úng.

3.3. Gió đối với cây măng cụt

Gió mạnh làm gãy cành, đổ cây và ảnh hưởng đến hoa quả măng cụt, vì vậy cần có đai rừng chắn gió để giảm bớt thiệt hại do gió gây ra.

3.4. Yêu cầu về ánh sáng với cây măng cụt

Khi còn nhỏ cây măng cụt không cần nhiều ánh sáng, thích bóng râm, vì vậy phải che bóng, giúp cây con thích nghi dần với điều kiện ánh sáng tự nhiên, thời gian che bóng ít nhất từ 6 tháng đến 3 năm sau trồng.

3.5. Yêu cầu về đất đối với cây măng cụt

Cây măng cụt có thể trồng ở tất cả các vùng, nhưng tốt nhất là đất phì nhiêu, sét pha cát giữ được nước, giàu hữu cơ, lớp đất mặt dày 2 m, độ pH 5,5- 7,0, đất không bị nhiễm mặn, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới.

3.6. Yêu cầu về chất dinh dưỡng đối với cây măng cụt

Khi cây còn nhỏ, chưa cho quả, cây cần đạm và lân để sinh trưởng. Từ khi cây có quả cần nhiều cả đạm, lân và kali, để ra hoa tập trung và tăng chất lượng quả, nên bón phân hỗn hợp NPK cho cây

 

Nguồn: / 0

Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

Khoa học sự sống

Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

Mặt biển dâng cao

Khoa học sự sống

Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

Khoa học sự sống

Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

Khoa học sự sống

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

Khoa học sự sống

Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

Phát hiện những sinh vật biển lạ

Khoa học sự sống

Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

Khoa học sự sống

Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

Dự báo tình trạng các đại dương

Khoa học sự sống

Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

Phát hiện loài sâu biển mới

Khoa học sự sống

Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

Tìm hiểu về Hoa huệ biển

Khoa học sự sống

Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ