Danh sách bài viết

Chánh niệm:Thiền tập dành cho mọi người, không phân biệt tôn giáo

Cập nhật: 29/12/2017

Nomi Morris

 

Jon Kabat –Zinn, chuyên gia xây dựng hệ thống giảm stress nói, “ Chánh niệm, trái tim thiền tập Phật giáo, cốt lõi của nó là sống một cuộc sống như nó thực là. Chánh niệm chẳng phải của Phật giáo. Nó đưa con người đến bến bờ của sự tự tại.”

 

Nhà sinh học phân tử và tác giả Jon Kabat-Zinn  là người tiên phong trong việc áp dụng khái niệm chánh niệm của Phật giáo vào tây y và xã hội thế tục. Nhưng ông không xem mình là một Phật tử.  

 

Ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Lexington, Mass“ Chánh niệm, trái tim thiền tập Phật giáo, cốt lõi của nó là sống một cuộc sống như nó thực là. Chánh niệm chẳng phải của Phật giáo. Nó đưa con người đến bến bờ của sự tự tại.”

 

  “Chánh niệm có sức mạnh quá lớn nên nếu chúng ta nói rằng nó xuất phát từ Phật giáo thì quả thật là là không thích đáng.”

 

Kabat-Zinn là tác giả của các quyển sách bán chạy nhất “Full Catastrophe Living” ( tạm dịch Sống một cuộc sống trọn vẹn bất chấp tai ương ) và “Wherever you go, There you are” (tạm dịch: Bất cứ bạn ở đâu, tâm bạn đang có mặt ở đó ). Ông đã sắp xếp để nói chuyện về hiểu biết về ung thư ngực vào ngày thứ tư tại trường đại học California, Los Angles. Sự kiện do Susan G.Komen tổ chức dành cho nhóm bệnh nhân đang được chữa trị.

 

Là một giáo viên danh dự của trường Đại học Y khoa Massachusetts, Kabat-Zinn xây dựng một hệ thống gọi là Làm giảm sự căng thẳng dựa trên thực hành Chánh niệm (MBSR) và thành lập bệnh viện MBSR đầu tiên tại bệnh viện của trường đại học cách đây 30 năm.

 

Vào thời điểm đó, các sinh viên có khuynh hướng kết hợp điều trị bệnh tật với việc phục hồi sức khoẻ như Kabat – Zinn được xem là cấp tiến, và thiền được xem như là môn nghiên cứu dành cho các học giả nghiên cứu về tôn giáo, không phải dành cho các nhà khoa học. Nhưng trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã cho thấy rằng thiền có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân bị các chứng bệnh từ vẩy nến cho đến ung thư.

 

Ngày nay, có hơn 200 trung tâm y tế tại Hoa Kỳ và hải ngoại ứng dụng mô hình MBSR để bổ sung cho các cách chữa trị thông thường.

 

Kabat –Zinn miễn cưỡng dùng từ “tâm linh” để mô tả phương pháp giúp đưa đến một cuộc sống lành mạnh mà ông quảng bá, mô tả nó thay vì “ truyền đạt nó theo nhận thức thông thường”


Ông nói, ”Bạn không cần phải có một hệ thống đức tin hoặc tôn giáo này nọ. Thực hành chánh niệm không mâu thuẫn với niềm tin tôn giáo nào cả. Chánh niệm là một chân lý  sâu sắc liên quan đến vũ trụ …nằm trong một truyền thống tôn giáo (ý nói là do Phật giáo, hay chính xác hơn là do chính Đức Phật phát hiện ra (chú thích của ND)) hoặc chẳng thuộc bất cứ một truyền thống tôn giáo nào.”

 

Cha của Kabat-Zinn là một nhà nghiên cứu miễn dịch và là nhà hóa học, và mẹ của ông là một họa sĩ. Ông tin rằng thiên hướng khoa học và nghệ thuật biểu lộ sớm nơi ông đã giúp hình thành nơi ông một nhận thức rằng có “ nhiều cách để hiểu và sống với thế giới.”

 

Khi ông thực hành thiền của Phật giáo vào cuối những năm 1960 – ông đang là một thành viên sáng lập của trung tâm Thiền Cambridge- nó giúp nối những mối quan tâm trong đời của ông lại với nhau gồm sinh vật học, nghệ thuật và ngay cả chính trị. Và nó giúp sự nghiệp nghiên cứu của ông về mối liên hệ giữa thân và tâm tỏa sáng.

 

Ông nói rằng Chánh niệm là ý thức về những gì đang xảy ra trong thân và tâm mình ngay trong giây phút hiện tại, không bận tâm đến tương lai hoặc quá khứ hoặc do xao lãng nên không nhận thấy được tinh túy của cuộc sống. “Thực chất, chánh niệm là sự chú ý, có mục đích, trong từng giây phút nhưng với một thái độ không phán xét.”

 

Kabat –Zinn nói rằng thực tập thiền, yoga hoặc các môn võ thuật phương Đông có thể giúp cho tiến trình điều trị, nhưng Chánh niệm về cơ bản là một sự “chấp nhận” hoặc “ thuận thảo với mọi sự như chúng là” không phải theo nghĩa cam chịu một cách thụ động nhưng với sự tỉnh giác mang tính chủ động.

 

Ông nói, “Cuộc đời của bạn trở thành thiền tập. Nó không phải là ngồi trên gối theo tư thế hoa sen (kiết già). Sự nhấn mạnh của Phật giáo về sự Giác ngộ không có nghĩa là có sấm và chớp và tâm của bạn sẽ trong sáng một lần cho mãi mãi trên đỉnh núi. Việc này bắt đầu từ  những khoảng khắc rất nhỏ mà ta biết buông bỏ.”

 

Kabat-Zinn nói rằng bất cứ cái gì mà nghe giống như các thuật ngữ tôn giáo có thể là lời nguyền rủa đối với nhiều người. Ông thích dùng từ mà bất cứ ai cũng chấp nhận được. Ông nói, “Tôi không dùng từ ‘tâm linh’. Một phần của từ này là sức mạnh của sự im lặng và tĩnh lặng. Và một phần của sức mạnh đó là sự lành bệnh sẽ xảy ra khi bạn chuyển từ lãnh vực thực hành sang kết quả. Nó là một sự chuyển hóa.”

 

Thật ra, có những giáo sĩ Do Thái, linh mục, và ngay cả một vị thầy tế Hồi giáo tham dự khóa thiền MBSR tám tuần của Kabat-Zinn và nói với ông rằng nó làm cho họ hiểu sâu sắc hơn niềm tin đối với tôn giáo của họ.

 

Kabat-Zinn nói rằng vị thầy tế nói với ông rằng thiền tập hoàn toàn phù hợp với Hồi giáo. Các vị linh mục nói rằng MBSR nhắc nhở họ tại sao buổi đầu họ cho đi vào trường dòng và cho phép họ truyền niềm tin của họ một cách hữu hiệu đến các con chiên của mình.  Kabat-Zinn lưu ý rằng ngay cả mẹ Teresa cũng mô tả các cuộc đối thoại của bà với Chúa trời như là một sự im lặng chung.

 

Kabat-Zinn nói, “Sự im lặng là của những người theo Do Thái giáo, Cơ đốc giáo hay Phật giáo? Nguyên lý Chánh niệm được tìm thấy trên mọi đại lục trong mọi nền văn hóa.” Ông nói thêm rằng, “Chúng ta sinh ra với khả năng này. Chỉ có điều là chúng ta phải vun bồi nó.”

 

Vào năm 2002, nhà khoa học thần kinh Richard Davidson nghiên cứu sự ảnh hưởng của thiền trên các tu sĩ Phật giáo và tìm thấy chứng cứ rằng những người đã thực hành thiền trên 10.000 giờ hay nhiều hơn có cấu trúc não bộ khác với những người trong nhóm đối chiếu.

 

Kabat-Zinnn nói, “Việc này cũng giống như Lance Armstrong có cơ bắp khác với người chỉ đơn thuần đi xe đạp.” Ông và Davidson sau đó đã tường trình trong các báo cáo về khám phá của họ rằng ngay cả chỉ hành thiền 15 phút một lần, ba lần một tuần cũng giúp làm mạnh hệ thống miễn dịch.

 

Nghiên cứu về thiền Chánh niệm hoàn toàn khớp với các lãnh vực khoa học mới như nghiên cứu về tính linh hoạt của tế bào thần kinh, khả năng thay đổi về mặt thể lý của não, và di truyền học biểu sinh- bằng cách nào hành vi có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý.

 

Kabat-Zinn cười lớn và nói, “Nó giống như một chất chống lão hóa cho tâm. Chúng ta có quá nhiều bằng chứng khoa học về việc làm thế nào để chúng ta có thể góp phần vào việc tự làm cho cuộc sống của chính mình được lành mạnh.”

 

Đối với những bệnh nhân đang đương đầu với căn bệnh ung thư và các chứng bệnh nghiêm trọng khác, Kabat-Zinn nói rằng, một yếu tố quyết định của Chánh niệm là cố gắng bớt dính mắc vào kết quả. Ông nói, “Bạn sống được bao lâu không quan trong, bạn sống an vui như thế nào mới là quan trọng.”

 

Ông tin rằng có ý thức hay biết về những gì xảy ra trong giây phút hiện tại vượt qua ranh giới mọi niềm tin tôn giáo, ý thức hệ và ngay cả một cuộc sống hối hả.

 

“ Nó liên quan tới sự tỉnh giác của con người , chứ không phải bị giam hãm trong bất cứ hệ thống đức tin nào. Tỉnh giác lớn hơn (quan trọng hơn) một hệ thống đức tin.”

 

Việt dịch: Supanna

Nguồn: Los Angles Times

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...