Danh sách bài viết

Chạy đua với thời gian để tìm hiểu về loài cá mập bí ẩn nhất hành tinh

Cập nhật: 16/10/2020

Bảo tàng Smithsonian đã có trong tay xác chết đông lạnh của một con megamouth - loài cá mập bí hiểm nhất hành tinh - và các nhà khoa học đang chạy đua để tìm hiểu thêm về loài này.

Theo CNN, việc nghiên cứu sẽ được tăng tốc tối đa trước khi xác của con cá mập cực hiếm này bắt đầu phân hủy. Con cá mập megamouth này được các ngư dân Đài Loan bắt được vào năm 2018, và xác nó vẫn được lưu giữ trong một khối đá đông lạnh cho tới nay.

Cá mập megamouth có tên khoa học là Megachasma pelagios, nổi tiếng với cái miệng rộng luôn mở trên cái đầu tròn của chúng. Loài này được cho có kích thước tối đa vào khoảng 5,2 mét và là loài nhỏ nhất trong số 3 loài cá mập ăn lọc (filter-feeding) gồm cá mập voi, cá nhám phơi nắng và megamouth.

Ăn lọc là một kiểu ăn của động vật bằng cách ăn các loại thức ăn thông qua việc lọc các hạt vật chất và thực phẩm trôi nổi từ nước, thường bằng cách há miệng thật lớn hoặc có các lỗ nước để cho nước (có các loài động vật, thực vật) đi qua một cấu trúc lọc chuyên dụng và ở đây, các loại thức ăn sẽ được giữ lại để đưa vào hệ tiêu hóa, còn lượng nước thì được đẩy ra ngoài theo một cơ chế riêng.

Một con cá mập megamouth cái mà các ngư dân Nhật Bản bắt được hồi năm 2014
Một con cá mập megamouth cái mà các ngư dân Nhật Bản bắt được hồi năm 2014. (Ảnh: Twitter).

"Khi nói về cá mập, megamouth có lẽ là loài độc đáo nhất và có hình thù kỳ dị nhất. Miệng của chúng luôn mở còn hàm trên thì nhìn như mui gấp của một chiếc xe hơi mui trần vậy", ông Paul Clerkin, nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Biển Virginia, nhận định.

Cá mập megamouth lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1976, hoàn toàn tình cờ bởi Hải quân Mỹ tại vùng biển Hawaii. Sau khi thả 2 mỏ neo xuống độ sâu khoảng 150 m, họ thấy một con cá quái dị mắc vào dây.

Kể từ đó, việc nhìn thấy loài cá mập bí hiểm này đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, từ Thái Bình Dương, Đại Tây Dương đến Ấn Độ Dương, theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida.

Ông Clerkin, người đến Đài Loan để mang mẫu vật về Bảo tàng Viện Smithsonian, sẽ cộng tác với những nhà nghiên cứu khác để làm sáng tỏ câu hỏi về đời sống của loài cá mập bí ẩn này.

"Tìm hiểu lịch sử đời sống của cá mập là rất quan trọng, đặc biệt là khi chúng ta không biết rõ vai trò của chúng với các hệ sinh thái biển hoặc mức độ nhạy cảm của chúng với các áp lực do con người tạo ra", ông Clerkin chia sẻ.

Sau khi việc nghiên cứu hoàn tất, xác của con cá mập megamouth sẽ được bảo quản bằng formaldehyde và sau đó là ethyl alcohol để giữ được lâu hơn. Nó sẽ trở thành 1 phần của bộ sưu tập 6 triệu mẫu vật về các loại cá của bảo tàng.


    Nguồn: /

    Đại dương hấp thụ 50% CO2 phát thải

    Khoa học sự sống

    Khoảng 50% tổng lượng khí CO2 do con người thải ra kể từ cuộc cách mạng công nghiệp đã hoà tan vào các đại dương của thế giới, ảnh hưởng xấu tới các sinh vật biển.

    Mặt biển dâng cao

    Khoa học sự sống

    Các khoa học gia nói rằng các số liệu đo đạc do vệ tinh và máy bay cung cấp cho thấy rằng mặt biển đã lên cao trong 10 năm qua với tốc độ nhanh nhất trong vòng nửa thế kỷ nay. Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là việc cá

    Hé lộ bí ẩn của loài cá lớn nhất thế giới

    Khoa học sự sống

    Các thẻ điện tử công nghệ cao gắn trên lưng cá mập voi - loài cá lớn nhất thế giới - đã tiết lộ hành trình và địa điểm kiếm ăn của chúng.

    Chụp được hình ảnh con mực khổng lồ

    Khoa học sự sống

    Các nhà khoa học Nhật Bản đã thu được những bức ảnh đầu tiên của một trong các sinh vật bí ẩn nhất dưới đại dương sâu thẳm - con mực khổng lồ. Cho đến nay, thông tin duy nhất về hành vi của các sinh vật này - có chiều dài tới 18 mét - đều d

    Nghiên cứu về sinh vật từng sống sâu dưới đại dương

    Khoa học sự sống

    Những sinh vật kỳ lạ sống tại môi trường sâu dưới biển đang được các nhà khoa học nghiên cứu, có thể cho biết về lịch sử tiến hoá khác với sự sống trên trái đất và mang lại dấu hiệu về khả năng tồn tại sự sống trên các hà

    Phát hiện những sinh vật biển lạ

    Khoa học sự sống

    Nhóm các nhà khoa học Mỹ chuyên nghiên cứu những vùng biển sâu đã phát hiện tại vùng vịnh Mexico một số loài sinh vật biển, mà theo họ trước nay chưa hề được nhìn thấy. Nhờ trợ giúp của những camera chuyên dụng, c

    San hô Việt Nam có thể so sánh với san hô thế giới

    Khoa học sự sống

    Với số lượng khoảng 400 loài san hô khác nhau thuộc 80 giống loài, 17 họ khác nhau, khu hệ san hô biển Việt Nam có thể so sánh với những vùng san hô đa dạng nhất trên thế giới.

    Dự báo tình trạng các đại dương

    Khoa học sự sống

    Cung cấp cho toàn cầu những bản tin dự báo về tình trạng của các đại dương trong vòng 15 ngày, tương tự như đối với khí quyển: đó là tham vọng của dự án Mercator. Dự án Mercator đã được thành lập cách đây 10 năm bởi một nhóm nhà đại dươ

    Phát hiện loài sâu biển mới

    Khoa học sự sống

    Một nhóm nhà khoa học Anh và Thụy Điển vừa phát hiện được một loài sâu biển mới trên xác một con cá voi tại Biển Bắc, trên lãnh hải của Thụy Điển.

    Tìm hiểu về Hoa huệ biển

    Khoa học sự sống

    Hoa huệ biển (Endoxocrinus parrae) mang tên này do giống hệt một loài hoa bám dưới đáy đại dương. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đây là một loài động vật da gai tương tự như loài nhím biển, có khả năng chạy trốn trướ