Danh sách bài viết

Đạo Phật - Tôn giáo của biện chứng và khoa học

Cập nhật: 28/12/2017

Người ta cho rằng–theo Kinh Phật–ai hiểu được Thập Nhị Nhân Duyên, người đó mới hiểu được Giáo Pháp của Như Lai. Nhưng nếu vị đó không hiểu 12 nhân duyên tức là vị đó chưa hiểu Phật Pháp.


Tôi sẽ không đi sâu vào 12 khâu nhân duyên mà tất cả quý vị đã biết. Tôi sẽ cố gắng nêu lên một cách giải thích theo khoa học kiểu Tây phương. Tôi sẽ cố minh họa bằng những từ hóa học vật lý luật Nhân duyên sinh cổ điển được Ðức Phật giảng cách đây 2500 năm.

Ðức Phật khởi đầu bằng câu nói: “Mọi hiện hữu đều bất nguồn từ Vô minh”.

Chúng ta hãy phân tích toàn thể vũ trụ một cách khoa học, chúng ta tìm thấy gì: Thế giới bao gồm nhiều phân tử, phân tử bao gồm nhiều nguyên tử. Nguyên tử có điện tử và Proton. Ðiện tử và Proton là phần nhỏ của điện lực. Ðiện lực là gì? Ðó là năng lượng. Năng lượng đến từ đâu? Từ sự chuyển động. Nếu mọi vật đều đứng im sẽ không có năng lượng. Vậy chuyển động từ đâu mà đến. Chuyển động đến từ lực hút và lực đẩy, tức là đến và đi. Lực hút và đẩy đến do đâu?

Do từ ái dục. Bởi vì bậc Alahán không có ái dục nên các Ngài không bị lực hút và đẩy. Ái dục đến từ Vô minh. Vô minh là gì? Vô minh là không có trí tuệ. Trí tuệ là gì? Trí tuệ là có. Không có cái có là gì? Không có cái có là không. Chẳng phải kỳ diệu sao! Bằng phương tiện hóa lý, chúng ta đã đi đến vô minh như là cội nguồn của thế giới một cách chính xác, tương tự như đường lối của Ðức Thế Tôn cách đây 2500 năm.

Ngài cũng bắt đầu bằng vô minh và trói buộc với thế giới trần gian trong đau khổ. Trong khoa học cũng vậy, chúng ta khởi đầu từ vô minh. Vô minh sinh khởi ái dục. Ái dục phát sinh sức hút và đẩy. Sức hút và đẩy phát sinh lực chuyển động. Chuyển động sinh khởi điện lực. Ðiện lực bao gồm điện tử và Proton. Ðiện tử và Proton tạo thành nguyên tử. Nguyên tử tạo thành phân tử và phân tử tạo thành thế giới. Có kỳ lạ không! bằng cách nào mà khoa học hiện đại lại đồng ý với Phật Giáo cổ xưa.

Ðức Phật thuyết giảng sự không hiện hữu của linh hồn. Không có linh hồn đối với Phật Giáo. Bởi vì Đức Phật nói: mọi trạng thái tâm thức đều vô ngã. Không có cái Ta thường hằng bất tử. Chỉ có một ý thức hằng chuyển, không bao giờ giống nhau trong hai khoảnh khắc liên tục. Con người là ngọn lửa đang cháy, nó có nhiều nhân tố cũng đang bừng cháy.

Nhân tố nào? Thân xác, cảm giác, cảm nhận, rung động và ý thức. Chúng không bao giờ giống nhau trong hai khoảnh khác liên tiếp, bởi vì sự sống là động chứ không phải tịnh. Tất cả đều trôi chảy. Hãy nhớ, các nhà tâm lý học người Mỹ đồng ý rằng con người chỉ là một ý thức hằng biến. Không có gì bất biến cả.

Vì vậy khi qua Mỹ, điều đó sẽ không khó cho tôi để hóa đạo cho người Mỹ. Bởi vì các nhà khoa học và tâm lý học đã nhất trí rằng không có gì thường hằng nơi con người. Các yếu tố thân xác, cảm giác, tri giác, tư duy và ý thức đều luôn luôn trôi chảy, chúng chẳng bao giờ giống nhau trong hai khoảnh khắc liên tục, không có gì mà không thay đổi.

Bởi vậy khi tôi nói với các nhà tâm lý học bên Mỹ rằng không có gì bất diệt nơi con người và rằng tất cả yếu tố đó đang trôi chảy liên tục. Những nhà tâm lý đó sẽ nắm được vấn đề ngay lập tức. Ðiều làm cho các nhà khoa học mất 2500 năm mới đạt được và đi đến cùng quan điểm với Ðức Phật đã đạt được cách đây 2500 năm trong ánh sáng Giác Ngộ độc đáo.

Trên thế giới có vô số tôn giáo. Mỗi tôn giáo đều dạy học thuyết linh hồn bất diệt. Phật Giáo là tôn giáo duy nhất dạy Giáo Pháp vô ngã – không có linh hồn. Không có gì bất diệt nơi con người, bởi vì mọi vật đều chịu quy luật vô thường. Từ đó, Phật Giáo là một tôn giáo độc đáo trong số các tôn giáo trên thế giới. Bởi vì nó là tôn giáo duy nhất đồng ý với khoa học hiện đại. Nghĩa là con người chỉ là một ý thức luôn luôn biến đổi, không bao giờ giống nhau trong hai niệm tưởng liên tục.

Thế nên khoa học hiện đại đã trải đường cho công cuộc hoằng Pháp của tôi. Thật dễ dàng cho tôi làm sao! Khi sang Mỹ, tôi sẽ nói với các nhà tâm lý học Mỹ: những gì mà quý vị đã đạt được hôm nay thì Ðức Phật đã đạt được cách đây 2500 năm. Bạn không tin vào một linh hồn bất diệt. Phật tử chúng tôi cũng không tin vào linh hồn bất diệt. Vì vậy nếu bạn muốn một điều gì đó có tính khoa học thì hãy trở thành Phật tử. Bởi vì Phật Giáo là tôn giáo khoa học dành cho những đầu óc khoa học.

Thế còn vấn đề Niết Bàn? Niết Bàn là gì? Trong Phật Giáo Niết Bàn là điều tối quan trọng. Người ta thường ngộ nhận về ý niệm Niết Bàn. Họ không biết Niết Bàn là gì. Tối hôm nay tôi sẽ cố nêu lên cho quý vị một cái nhìn khái quát về ý nghĩa Niết Bàn. Tôi đã nói với quý vị ngay từ đầu rằng thế giới bắt nguồn từ vô minh. Tôi đã nói vô minh là không có trí tuệ. Trí tuệ là có. Vắng mặt cái có là không. Vậy thế giới này là không.

Không có gì trong bàn tay tôi cả. Tôi muốn hủy diệt cái không trong bàn tay. Làm thế nào đây? Chỉ có một cách có thể chấp nhận được. Ðó là chúng ta hủy diệt cái không trong bàn tay không phải bằng các phương tiện không, bởi vì không thì không thể trừ cái không được. Chúng ta diệt trừ cái không chỉ bằng cái có. Ðó, các vị thấy! Tôi đã đặt vật có trong tay tôi và cái có này giờ đây đã diệt trừ (làm mất) cái không trong tay tôi trước đó. Bởi vì cái có (tương đối) là vắng mặt cái không.

Thế gian là không, Niết Bàn là có thực. Thế gian là giấc mơ, Niết Bàn là trạng thái thức tỉnh. Thế gian là bóng tối, Niết Bàn là ánh sáng. Vì vậy nếu tất cả từ bỏ cõi đời này thì trần gian bị hủy diệt, tức là vô minh bị hủy diệt. Sự hủy diệt này gọi là thiện Pháp. Hủy diệt vô minh là trí tuệ. Hủy diệt cái hư ảo là thực.

Lúc thế gian bị diệt trừ, lúc tất cả người ta trở trành những nhà tu thì quả lợi lạc vô cùng. Bởi vì diệt trừ được cái không thực là đạt được Niết Bàn đích thực. Ðó là một sự chuyển hóa hạnh phúc. Chúng ta hân hoan diệt trừ bóng tối để được ánh sáng. Chúng ta vui mừng đoạn diệt cơn mơ để tận hưởng trạng thái tỉnh thức của Niết Bàn tối thượng.

Chúng ta phấn khởi loại bỏ được trần gian trống rỗng để đạt Niết Bàn chân thực. Ðó là sự chuyển đổi thuận lợi. Mong rằng ngày đó sẽ đến khi mà tất cả chúng ta đều là những nhà Sư và trần gian bi thảm này sẽ nhường bước cho Niết Bàn an vui. Niết Bàn là hạnh phúc thù thắng. Nguyện cầu tất cả quý vị sớm hưởng được hạnh phúc tối thượng!

Tôi vừa trình bày phần giới thiệu ngắn có tính khoa học để vài nhà khoa học trong số thính chúng hôm nay có thể mãn nguyện những ưu tư mà quý vị đó mang đến đây. Nhưng nếu cứ tiếp tục giảng giải như thế này suốt một giờ chỉ nói về những đề tài khoa học trừu tượng, tôi e ngại đa số sẽ không nắm bắt được những ý nghĩa của khoa học.

Tôi còn nhớ một vị Cao Tăng nọ ở Tích Lan tên là Thượng Tọa Vajiranyana, một hôm Ngài thuyết bài Pháp rất sâu về tâm lý Phật Giáo, sau khi giảng xong, các bà lớn tuổi vừa rời phòng giảng vừa cằn nhằn: “Ối! Học thức gì vị Cao Tăng đó, chúng tôi không hiểu một chút gì trong bài giảng của ông ta cả”.

Giờ đây, tôi không muốn đưa ra một ấn tượng tương tự đối với thính chúng như vị thượng Tọa Cao Tăng đó. Tôi không muốn có người bỏ ra về và nói: “Ối? Tài ba, uyên bác gì nhà Sư đó. Chúng tôi không hiểu lấy gì một lời nói bài Pháp của ông ta”. Nhớ rằng Ðức Phật thuyết Pháp cho số đông quần chúng chứ không phải chỉ dành cho một số ít trí giả. Thế nên, vì lòng từ bi tôi phải làm hoan hỷ mọi người. Tôi đã tặng thức ăn khoa học cho bậc trí giả và giờ đây tôi bắt đầu tặng cho quần chúng bình dân.

Diệt trừ tham ái

Tham ái là mối nguy hại của thời đại. Làm sao diệt trừ được? 

Người ta diệt trừ tham ái bằng cách ăn ít, ngủ ít, sống chay lạt, đạm bạc, đọc Kinh sách Phật, sống trong môi trường thanh thoát, thân cận bậc Chân Tăng cao thượng, thiền quán về sự ghê tớm của thân xác lúc sống và khi chết. Quan sát trong chánh niệm (thiểu dục, tri túc–ít muốn, biết đủ).

Tham ái sanh khởi vì nghĩ rằng thân này đáng yêu. Khi chúng ta nhận ra rằng thân này chỉ là phân thối, tham ái tan biến ngay. Thân thể chúng ta đây bao gồm 32 phần bẩn thỉu như sau: tóc trên đầu, lông trên thân, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, bầy nhầy, lá lách, phổi, ruột non, ruột già, bao tử, phân, óc, não, mật, đờm, máu mũi, mồ hôi, chất béo, nước mắt, mỡ, nước miếng, nước mũi, nhớt, nước tiểu...

Nếu tóc trên đầu rơi vào cơm, canh, nhất định cơm, canh sẽ bị đổ đi vì ghê tởm. Vì vậy những bộ phận của cơ thể mà rơi vào đều làm cho ta chán ghét. Vậy mà những bộ phận còn dính trên thân thể thì có vẻ xinh đẹp là do tham ái làm mờ mắt.

Tôi phải nêu lên câu hỏi. Bởi vì có đặt câu hỏi chúng ta mới kích động ý tưởng. Quý vị giải thích thế nào về sự kiện tóc ở trên đầu có vẻ đáng yêu. Trong khi thực sự cũng loại tóc đó rơi vào dĩa súp, cơm, canh làm ta ghê tởm, chán ghét? Theo quan điểm khoa học cả hai loại tóc đều là giống nhau, dù rằng nó còn dính trên đầu hay rơi vào thức ăn, tóc vẫn là tóc.

Làm thế nào người ta ngưỡng mộ tóc trên đầu nhưng lại ghê sợ tóc trong thức ăn? Khác nhau điều gì? Xét về phương diện hóa chất, chúng rõ ràng giống nhau. Nhưng tại sao chúng ta lại yêu thích cái này nhưng lại ghét bỏ cái kia? Tôi không hiểu là có nhà khoa học nào trong số thính chúng tại đây có thể nói lên một sự giải thích khoa học nói về hiện tượng kỳ lạ này.

Bởi vì đề tài thuyết giảng hôm nay là “Phật Giáo là tôn giáo của biện chứng khoa học”. Vì vậy tôi hy vọng các nhà khoa học trong số thính chúng đây nêu lên câu giải thích cho hiện tượng kỳ lạ này. Vị nào có thể giải thích được tại sao? Không ai trả lời cả. Dù sao đây là câu trả lời vì đó là phận sự của tôi phải giải thích. Ðây nhé! Nếu bạn dùng một nồi nấu nước, khi nước bắt đầu sôi, bạn khó mà thấy rõ được cái bọt của nước. Chừng nào nước nguội, lặng ta mới có thể thấv rõ các bọt nước bên dưới. 

Tương tự khi tóc đang sôi sục khắp nơi vì tham ái, khó mà nhận rõ chúng đúng như thật tướng. Do vì con mắt đang bừng cháy cuồng nhiệt với lòng tham ái, bám chặt vào tóc uế nhiễm ghê tởm trên đầu con người, tóc có vẻ xinh đẹp. Trái lại khi người ta tìm thấy trong đĩa súp, tóc có vẻ uế nhiễm ghê tởm. Vì tâm lúc đó nguội lạnh không có tham ái chen vào thế nên dĩa súp ghê tởm phải đổ đi. Chính sự đam rnê đã che mờ con mắt, khiến mắt không thấy rõ.Vì vậy khì ta nhìn tóc trên đầu với con mắt bị che mờ. Nên không nhìn rõ các sự vật uế nhiễm đúng như thực tướng của chúng.

Khi tóc thực sự ghê tởm, nó lại có vẻ xinh đẹp, nhưng khi tóc nằm trong thức ăn–không có tham dục trong mắt–lúc mở mắt ra ta thấy rõ tóc như thực trong canh nhờ diệt bỏ đam mê cảm xúc, và nhờ vậy ta thấy rõ tính chất ghê tởm của tóc–do khi ăn ta không khởi tham ái. Từ đây trở đi, chúng ta thấy tóc là phát khiếp, rồi lập tức hoặc là đổ bỏ thức ăn, hoặc là vớt tóc ra nếu muốn tiết kiệm.

Nhưng chưa hết bất hạnh, ngay khi ta vớt tóc ra rồi ta vẫn còn cảm giác ghê sợ dù rằng lúc đó không còn tóc trong thức ăn. Bởi vì ta vẫn còn ấn tượng rằng tóc vẫn còn ở đó trước kia. Quý vị có thấy không, khi ta mở mắt, viễn ly tham ái khiến ta thấy rõ các sự vật đúng như thực tướng của chúng. Mặt khác, khi bị tham ái che khuất mất. Ta ngưỡng mộ mái tóc trên đầu. Nhưng nhớ rằng tóc vẫn là tóc dù nó ở trên đầu hay trong thức ăn. Nó thực sự có cùng bản chất uế nhiễm như nhau.

Ðiều tương tự không phải chỉ cho tóc trên đầu mà còn áp dụng cho lông trên thân, răng, móng, da. Khi răng còn nằm trên những lỗ chân lông (nướu răng) của một cô gái đẹp chẳng hạn, các thi sĩ sẽ đánh bóng lên đầy vẻ đam mê ngưỡng mộ. Lúc đó thi sĩ sẽ diễn tả: Nàng có hàm răng tuyệt đẹp như vòng ngọc trai. Vậy mà khi chiếc răng rơi vào tô canh, bạn sẽ phải đổ đi vì cảm giác ghê rợn.

Hãy nhớ răng thực sự đều giống nhau dù nằm trên nướu răng ở miệng hay khi nó rơi ra. Trong một trường hợp là do có sự đam mê, trường hợp kia không có đam mê chen vào. Vì vậy, chúng ta nên nhìn sự vật theo đúng thật tướng của chúng. Có vậy sau đó bạn mới ghê tởm 32 phần còn lại trong thân thể dù là chúng đang còn trên thân thể hay rơi ra ngoài, chúng đều như nhau. Vậy thì nhờ xả bỏ chứ không phải chấp thủ thân của người khác không chấp thủ thân mình.

Chúng ta trở nên ly dục hoàn toàn. Dục vọng khi bị tiêu trừ, chúng tà sẽ đạt được niềm an vui an sung mãn, đó là Niết Bàn tối thượng.

Một xác chết được phơi bày ra ngoài trời vài ngày là một đề tài tham thiền tuyệt diệu. Cái xác chết chướng phồng lên, tím đen với những bầy côn trùng nhun nhúc từ 9 lỗ bò ra làm cho ta ghê tởm bản chất ô nhiễm của thân xác. Chúng ta nên ngồi xuống và tự đồng hóa mình với thi thể khiếp đảm, quán chiếu như sau: 

Như ta nay còn đây, vị kia đã có lần như ta. Như vị ấy bây giờ, ta cũng lại như thế! Do quán chiếu cách này, niệm tưởng sau cùng sẽ bừng dạy trong ta rằng thân này là cái xác buộc vào cổ chúng ta, chúng ta chán ghét cái thân này và thân người khác. Ðây là cách diệt trừ tham ái vĩnh viễn.

Cái thân còn sống này được nung nấu bằng chất đốt và tiến trình trao đổi chất. Nhờ vậy tránh được sự phân hủy làm mục rữa. Nhưng thật ra cái thân còn sống hay thân chết đều có như nhau, tính chất ghê tởm đáng được ghét bỏ. Hãy nhìn những thân thể người cùi hủi. Họ nhơ nhớp làm sao.

Khi mọi tham ái được diệt trừ hoàn toàn, người ta chứng đạt Niết Bàn, có nghĩa là không còn tham ái.

Niết Bàn là trạng thái tươi mát tối thượng. Tham ái là ngọn lửa dữ dội trong các ngọn lửa. Khi tham ái chấm dứt, ta đạt được trạng thái tối thượng. Trong Phật Giáo có 40 đề mục thiền quán được gọi là Quán về thân. Trong số 40 đề mục thiền quán, không dưới 10% hay 25% được ngưỡng mộ là tham thiền nơi nghĩa địa. Ngày xưa, xác chết được ném ra bãi tha ma, nghĩa địa.

Các nhà Sư có được cơ may tuyệt vời để thực hành tu tập quán tử thi hay là thiền định về xác chết uế nhiễm, hôi tanh trong tất cả 10 giai đoạn phân hủy thi hài. Nhưng ngày hôm nay do những luật lệ vệ sinh, xác chết không được quăng ra ngoài nữa. Họ phải chôn hay hỏa táng. Và do vậy mà các nhà Sư mất đi cơ hội tuyệt vời thiền quán trên xác chết ghê tởm trải qua 10 giai đoạn phân hủy, tan rã thân xác. Từ đó trở đi, ta thấy rằng các vị Alahán ngày nay rất ít, bởi vì họ đã bị tướt đoạt cơ hội thực hành quán tử thi.

Tuy nhiên, lúc tôi còn ở Rangoon, tôi quyết định thực hành pháp Quán tử thi. Tôi nghĩ, nếu một sinh viên y khoa bình thường được có một xác chết trong phòng thí nghiệm giải phẫu để thí nghiệm cơ thể con người thì tại sao những Bác sĩ tinh thần, tức là những nhà Sư lại không được có những cơ hội tương tự để nghiên cứu những xác chết trong khi đang còn trong tình trạng phân hủy.

Tôi cố gắng hết sức mình để xin nhà cầm quyền Miến Ðiện thiết lập một nghĩa địa tại nghĩa trang, nơi đó có nhiều xác chết có thể được phép phân hủy một cách tự nhiên để cho các nhà Sư diệt trừ tham ái nhờ thiền quán về sự uế nhiễm của thân xác.

Tôi đã hầu như sắp thành công trong việc thành lập những phòng mổ thiền định. Lúc chiến tranh đã xảy ra, tuy nhiên ngay trước chiến tranh, tôi đã hợp đồng với Bác sĩ phẫu thuật của Tổng Y viện ở Rangoon và nói với ông ta: “Bất cứ khi nào Bác sĩ tìm thấy một xác chết dưới sông, vui lòng gọi cho tôi biết, tôi sẽ xuống nhận, bởi vì tôi phải thực tập 10 đề mục quán tử thi do Ðức Thế Tôn chỉ dạy nhằm hủy diệt tham ái”.

Bác sĩ phẫu thuật trả lời: “Vâng! Thưa Thượng Tọa, tôi sẽ gọi Ngài chắc chắn mà!”.

Ðủ bảo đảm lời hứa của ông ta. Và một ngày nọ tôi vội vã đến Tổng Y viện, tôi gặp vị Y sĩ phẫu thuật, ông ta hướng dẫn tôi đến nhà xác. Ở đó có một xác chết trương phình lên dễ khiếp!

Một thi hài trương phình lên là mẫu hiếm có, bởi vì nó chỉ kéo dài 24 tiếng thôi. Xác chết phồng lên như quả bong bóng, hai mắt phồng lên, hai gò má phồng lên, cái bụng phồng lên, chân tay cũng phồng lên. Tôi bảo Bác sĩ đặt một chỗ ngồi không xa lắm, đóng cửa phòng và cho phép tôi tập trung về xác chết ghê tởm.

Tôi muốn chụp một bức ảnh nhưng không có máy. Vì vậy tôi sáng chế máy ảnh tâm thức bằng cách tập trung chú ý vào tử thi. Tử thi thì đầy những ruồi, tôi che kín thân bằng chiếc y của tôi, bởi vì những con ruồi cứ bay lãng vãng quanh tôi. Có lẽ chúng nghĩ rằng tôi là xác chết. Tuy nhiên tôi vẫn tiếp tục tập trung chú ý vào tử thi khoảng nửa giờ. Tôi đã thực hiện xong bức ảnh tâm thì đến giờ ăn sáng.

Tôi bước ra khỏi xác phồng. Và khi tôi khởi sự thọ trai dưới bóng cây tôi cảm thấy tôi đang ăn cái xác phồng đó, cho nên ăn không ngon chút nào. Ðó là bài Pháp của Ðức Phật rằng mọi thể xác đều uế tạp, ghê tởm. Chúng ta phải nhận thức được bản chất tử thi, bản chất đáng ghê tởm của thân xác. Và vì vậy, hãy từ bỏ thân xác, từ bỏ tham ái. Ðó là Niết Bàn, là sự vắng bóng tham ái.

Phật Giáo là gì? Phật Giáo là sự rèn luyện tâm. Ðức Phật tặng ta cục xà phòng tinh thần để tẩy đi những ý tưởng nhơ bẩn. Xưa có một nhà Sư không thể tập được quá nhiều giới luật, muốn về đời, Ðức Phật hỏi: “Một mình con có thể thực hiện được một điều không?”.

Sư trả lời: “Thưa được! Bạch Ðức Thế Tôn”. Ðức phật dạy: “Hãy quán sát tâm, hãy kiên trì với phạm hạnh của mình”. Vì vậy Sư làm theo lời dạy của Phật, nghiêm mật canh chừng tâm, không bao lâu Sư chứng Alahán. Nếu bạn quán sát tâm bạn cũng sẽ đạt Niết Bàn. Tôi sẽ giải thích đoạn kế tiếp bằng cách nào để quán sát tâm.

Cái tâm thức lang thang dong ruổi–trạng thái trạo hối như nạn nhân đang nằm giữa hai hàm răng nanh của dục vọng–tính lười biếng, hôn trầm là cơ xưởng của ma quái.

Vậy bạn phải quán sát tâm cho đến khi tâm thuần tịnh. Ta sẽ đắc chứng Niết Bàn vĩnh cữu. 

Chúng ta lại cũng nên ăn càng ít càng tốt, cốt giữ cho thân xác sống còn. Bởi vì cũng như ta ném quá nhiều than vào lò, thì lò trở nên nóng hực, sức nóng của dục càng dâng cao. Một ngày chỉ dùng một bữa trước giờ ngọ. Đó là quy luật an toàn nhất. Nếu ta ăn nhiều vào ban đêm chỉ làm cho khát dục càng tăng trưởng mà thôi.

Hãy sống và để cho người khác sống yên lành. Hãy coi mọi sinh vật như là bà con láng giềng của ta. Tất cả sinh mạng đều như một, yêu thương hàng xóm tức là yêu thương chính mình. Thù ghét người bên cạnh là ghét bỏ chính mình.

Vấn đề ngủ cũng cần giới hạn. Chúng ta ngủ càng ít càng tốt. Bạn thử quán chiếu, thế giới đang bừng cháy, làm sao ta ngủ được trong căn nhà đang bốc cháy đó. Lại nữa, trái tim của con người không bao giờ ngủ, tại sao tâm thức cứ ngủ mãi. Tâm thức không mạnh bằng trái tim sao. Khoa học đã chứng minh rằng tâm là kẻ độc quyền điều hành cơ thể.

Tại một cơ quan tổ chức xã hội Smith Sonian ở Washington người ta làm một cuộc thử nghiệm bằng con người. Cho anh nọ vào khung chuồng và nhịn đói trong 40 ngày. Dĩ nhiên tổ chức phải trả thù lao xứng đáng cho anh ta với số tiền đó anh ta mới chịu cho cuộc thử nghiệm kỳ lạ này.

Các bộ phận cơ thể được cân đo trước và sau đó. Kết quả sau 40 ngày tuyệt thực, người ta thấy gan thận và các bộ phận khác lại giảm đi phân nữa so với lúc đầu, trong khi não bộ hoàn toàn không khác trước kia. Tất cả bộ phận đã tự hy sinh để giữ cho não bộ còn nguyên vẹn.

Như vậy não bộ mạnh hơn trái tim, lẽ ra phải hoạt động ít nhất không thua gì trái tim thường xuyên vận động. Bởi vậy tâm thức phải làm việc chứ không nên ngủ nhiều.

Bạn thấy đó, ngủ quả là một thói quen xấu của tâm. Ðức Phật xưa kia mỗi ngày chỉ ngủ một giờ 20 phút và suốt trong thời gian 1g20 phút này. Ngài vẫn thức tỉnh hoàn toàn. Ban đêm không phải để ngủ mà là để tu tập. Hãy nhớ rằng tất cả bậc Thánh vĩ đại đều chứng ngộ Ðạo quả vào ban đêm.

Suốt đêm, Ðức Phật thành Ðạo tối thượng thừa dưới cội cây Bồ Ðề tại Buddhagaya. Khởi đầu của thế giới, nếu không có ban đêm, tôi đoán chắc người ta có thói quen ngủ mãi. Nhờ sự kiện mặt trời lặn và bóng tối tràn khắp. Những lớp người đầu tiên cõi trần gian sơ khai này nói: “Ôi! Mặt trời đã đi rồi, chúng ta nằm xuống chờ ông ta trở lại, bởi vì trời đang tối"

Nhưng nếu lúc đó có hai mặt trời. Một có suốt ban ngày và một có suốt ban đêm thì chắc là trời chỉ có ban ngày chứ không bao giờ có ban đêm. Napoléon Bonaparte chỉ ngủ có bốn giờ một ngày. Vì vậy nếu bạn muốn tiến lên tầm mức cao hơn, hãy tự tập ngủ càng ít càng tốt. Bởi vì bạn nhớ rằng, kẻ cướp thường lấy cắp vào ban đêm. Tài sản lớn nhất của bạn là gì? Ðó là Ðức Hạnh. Ðức Hạnh là tài sản vĩ đại nhất.

Vậy thì tại sao bạn lại cho phép kẻ khát ái–một thứ cướp nguy hại nhất–vào nhà ban đêm để cướp Ðức Hạnh– thứ tài sản cao quý nhất của bạn. Nếu trái tim bắt đầu ngủ, bạn sẽ được đưa ra lấp đất tại nghĩa trang. Còn tâm sao lại không. Sao bạn không cho phép tâm nghĩ. Nếu trái tim đập nhồi máu cả ngày lẫn đêm, cả đêm lẫn ngày thì tại sao não bộ lại không hoạt động cả đêm lẫn ngày, cả ngày lẫn đêm. Nếu trái tim có thể làm việc liên tục thì tâm thức cũng có thể làm việc không cần nghỉ chứ. Giản dị là ta cần bỏ thói quen ngủ nhiều.

Cố gắng rèn luyện tâm, tinh tấn làm việc, bạn sẽ hiểu cách ngủ ít nào mà tâm thực sự cần đến. Bởi vì như Ðức Phật đã dạy trong lời sau cùng. Nhờ nhiệt tình mà thành đạt mục dích. Ðây là tinh hoa của Ðạo Phật. Toàn bộ Phật Giáo có thể giải thích bằng một từ Pali “Appamada” nghĩa là “tinh tấn mãnh liệt”. Không có tinh tấn sẽ không có Niết Bàn. Hãy tinh tấn rèn luyện tâm thức tu tập đêm ngày bạn sẽ thành tựu những gì mà Ðức Phật đã thành tựu.

Có 13 phép tu khổ hạnh đặc biệt trong Phật Giáo gọi là Hạnh Ðầu Ðà (Dhutanga). Pháp tu khổ hạnh do Ðức Phật chỉ dạy trong số 13 pháp là ngủ trong tư thế tọa thiền. Ðức Phật cho phép ngủ trong tư thế tọa thiền. Bởi vì ngủ trong tư thế này thì đầu trở nên nhẹ, máu và các phần tử nặng chảy xuống do lực hấp dẫn, con người luôn luôn tinh tấn, sẵn sàng tọa thiền mà không hề bị hôn trầm (buồn ngủ).

Hôm nay tôi đang trải qua với đề tài “Bất Hại”. Tôi đã thuyết giảng đề tài này trong 2 giờ đồng hồ rồi, một giờ cho tôi và một giờ cho thông dịch viên. Nhân đây tôi xin kể cho quý vị nghe câu chuyện về một bé trai người Singapore bị rắn độc cắn. Người cha cầm cái rìu định giết con rắn độc. Ðứa con sắp chết liền xin cha tha mạng cho rắn, và vì lời cầu mong lúc sắp chết của đứa con, người cha bắt buộc phải tuân theo.

Con rắn bỏ đi mất và người con chết liền sau lúc đó. Người con chết vì nọc rắn, đã cứu mạng con rắn cắn mình. Ðây là quy luật “Bất hại”. Bé trai đó tha mạng sống và không muốn kết oán thù. Ðây là bài học chúng ta nên noi gương hành động như người Phật tử chân chính. Chúng ta sẵn sàng cống hiến mạng sống của mình cho mọi sinh vật và không nên nuôi dưỡng hận thù trong tâm mình.

Như quý vị đã biết, chúng tôi đang trên đường hoằng pháp tại Mỹ, khắp cả nước Mỹ. Có thể quả là niềm vui chung khi thấy Phật Giáo phát triển khắp thế giới nhờ công tác hoằng pháp lợi sinh. Chúng ta nên cổ vũ bất kỳ một Phật tử nhiệt tình nào hộ trì đối với hoạt động vinh quang này. Không có công tác hoằng pháp sẽ không tôn giáo nào lâu dài. Phát triển là khỏe mạnh, thiếu thốn là bệnh hoạn. Chúng ta hãy phát triển để được khỏe mạnh. Món quà chân lý là món quà vĩ đại nhất trong tất cả. Phật Giáo là một tôn giáo khoa học cho tâm thức khoa học.

Giờ đây là thời điểm lý tưởng, sau thế chiến thứ hai, những người Mỹ có đầu óc khoa học sẽ sẵn sàng ôm lấy Phật Giáo khoa học. Họ nồng nhiệt mong chờ quả bom nguyên tử của tình yêu. Ngôi chùa cao chọc trời vô song của chúng ta tại Nữu ước cống hiến cho hòa bình thế giới, chắc chắn sẽ đưa thế giới lên đỉnh cao. Những năm 2500 chúng ta sẽ thấy Phật Giáo vươn lên và chúng tôi phải khởi hành ngay từ bây giờ bằng cuộc hoằng pháp sang Mỹ và trên khắp thế giới để làm cho sự phát triển này thành một hiện thực sống động.

Hãy nhớ rằng chúng tôi sắp phải qua phương Tây, mang thông điệp vô song này của Ðức Thế Tôn cho người Mỹ đang khát khao Phật Pháp. Trái lại những nhà truyền giáo Thiên Chúa đi đến phương Đông để tặng tôn giáo của họ cho chúng ta. Chúng tôi sắp qua các nước phương Tây để trao đổi cho nhau hay dâng tặng món quà tín ngưỡng Phật đạo tại nơi đó. Nhờ sự trợ duyên thích hợp này tạo thêm thiện chí và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Nhớ rằng sự thiếu thốn về thực phẩm tinh thần là nguyên nhân của chiến tranh. Thực phẩm tinh thần cần có mỗi ngày cho tâm thức.

Ðừng bận lòng chỉ lo có thực phẩm vật chất, bởi vì một người không phải sống chỉ có ăn. Mỗi ngày trẻ em nên tiếp nhận thực phẩm tinh thần. Chúng phải được huấn luyện trong tình thương yêu của Ðức Phật. Trẻ em phải được dạy dỗ giáo pháp. Chúng phải được đi học ở các trường Bồ Ðề. Tâm hồn mềm yếu của chúng không để cho bị lợi dụng làm mốt thời trang hay bị uốn nắn bởi ý đồ của ngoại nhân. Vì họ có thể trao đổi ngay cả tín ngưỡng của họ cho chúng ta do ảnh hưởng ngoại lai.

Vì vậy quý vị hãy gởi con em của mình đến học tại các trường Phật học Bồ Ðề để trường có thể giữ mãi những đứa con Phật của quý vị. Ðạo Phật nhờ vậy sẽ mãi mãi phát huy và đứng vững. Tôi đang hoạt động ở các nước phương Tây để chuyển hóa đạo Phật đến với họ. Còn quý vị đang sinh hoạt ở phương Ðông làm sao bảo đảm rằng các con em của mình tiếp thu được một nền giáo dục Phật đạo hoàn hảo. Bởi vì Ðức Phật là bậc Thầy vĩ đại nhất trong tất cả các bậc Thầy. 

Ðể kết thúc bài giảng, tôi xin có lời tán thán hạnh nguyện kiên trì cao đẹp của quý vị. Trong khi lắng nghe rất lâu bài Pháp thật dài này, chắc chắn quý vị sẽ hưởng được nhiều công đức nhờ thưởng thức được món ăn tinh thần, mà tôi đã không cống hiến được bao nhiêu, lại nữa, quý vị còn phải tiêu hóa món ăn tinh thần đó, nên khi về nhà phải tư duy một số việc đã tiếp thu hôm nay và cố gắng tiêu món ăn tinh thần đó mỗi ngày cho đến khi tất cả các ngọn lửa của sáu giác quan đều dập tắt. Lúc đó quý vị sẽ tận hường niềm hỉ lạc tịch tĩnh, nơi không còn tham ái. Ðây là Niết Bàn: niềm an vui tối thượng.
 

Thích Giải Thông (dịch)

Nguồn: / 0

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.2)

Tôn giáo

Sự hưng thịnh của Phật giáo cho đến cuối thế kỷ thứ 14, khi nhà Trần đã suy vong, chắc chắn đã xuất phát từ hệ tư tưởng Cư trần lạc đạo vừa nói. Phật giáo không dành riêng cho một bộ phận những người tu hành, cũng chẳng phải riêng một bộ phận quý tộc...

Tìm hiểu đường lối thực hành Thiền phái Trúc Lâm

Tôn giáo

Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.

Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông (P.1)

Tôn giáo

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Phật giáo thời Lý và những ảnh hưởng trong đời sống tinh thần ở làng xã

Tôn giáo

Giáo lý Phật giáo đồng nhất bản chất của thế giới vật chất với bản thể con người, do đó, Phật giáo thời Lý có chung một phương pháp khi xem xét con người và xem xét vũ trụ: sự vận động của vũ trụ phải nằm trong trạng thái cân bằng, và vận động của tư...

Thiền Sư Pháp Loa và Pháp Chỉ thẳng

Tôn giáo

Thiền sư Pháp Loa dạy: "Mọi người nếu hướng vào Đệ nhất nghĩa mà nói thì suy nghĩ là sai, mở miệng là lầm. Vậy thì làm sao sinh Đế, làm sao sinh Quán? Nay thử căn cứ vào đầu Đệ nhị mà nói thì cũng chẳng được sao?". Nói về pháp dạy người, thật sự đối...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.2)

Tôn giáo

Vấn đề nhân quả là vấn đề trọng yếu trong tư tưởng Phật giáo và có nhiều người đã giải thích ý nghĩa nhân quả rất tường tận, nhưng đứng về phương diện tư tưởng trong số đó có một ít người giải thích không đúng giá trị của nhân quả. Tư tưởng nhân quả...

Những yếu điểm của tư tưởng duy thức (P.1)

Tôn giáo

Duy thức học là môn học về tâm bắt đầu từ nơi thức, nguyên do tâm chính là bản thể của thức và thức thì được phát sinh từ nơi tâm thể. Tâm thể nếu như không có thì nhất định không có thức và thức thì thuộc về sự tác dụng của tâm thể nên gọi là tâm...

Cõi âm có hay không? Nhận thức của Phật giáo đối với vấn đề này

Tôn giáo

Tôi không thể tin là có một cõi sống đặc biệt dành riêng cho những người đã chết. Nghĩa là có các cõi sống khác nhau, nhưng không có một cõi nào của người đã chết cả. Không thể có cõi sống dành cho những người chết, đó là một mâu thuẫn ngay trong bản...

Giá trị của Khoa học & Quan trọng của Phật giáo (P.4)

Tôn giáo

Điều tối quan trọng, Phật giáo không vì kiến thức văn minh rực rữ của khoa học mà bắc quàng làm sang. Hiển nhiên, khoa học chưa đủ khả năng để chứng minh Phật giáo. Ngược lại, Phật giáo dư trí tuệ để giải thích khoa học bởi vì...

Những đặc điểm của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

Tôn giáo

Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh...