Danh sách bài viết

Đề kiểm tra 15 phút áp suất khí quyển môn Lý lớp 8 THCS Xuân Sơn

Cập nhật: 26/08/2020

1.

Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?

A:

Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất.

B:

Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí có trọng lượng.

C:

Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau.

D:

Áp suất khí quyển có được do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ.

Đáp án: B

2.

Hãy chọn câu trả lời đúng. Trong thí nghiệm To-ri-xen-li: Lúc đầu để một ống Tô-ri-xen-li thẳng đứng, sau đó để nghiêng một chút so với phương thẳng đứng. Đại lượng nào sau đây là thay đổi?

A:

Trọng lượng riêng của cột thủy ngân.

B:

Chiều dài cột thủy ngân trong ống.

C:

Khối lượng riêng của cột thủy ngân.

D:

Độ cao cột thủy ngân trong ống.

Đáp án: B

3.

Trong các ống nhỏ giọt (hở hai đầu) có chứa nước bên trong, nếu lấy ngón tay bịt kín một đầu phía trên thì nước không chảy ra khỏi ống được.

A:

Do áp suất khí quyển mà áp lực của không khí tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.

B:

Do áp suất khí quyển chỉ tác dụng từ phía dưới lên trên.

C:

Do ống nhỏ giọt thường có đường kính rất bé.

D:

Do phần nước trong ấm quá nhẹ.

Đáp án: A

4.

Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:

A:

Có thể vừa giảm, vừa tăng.

B:

Càng tăng.

C:

Không thay đổi.

D:

Càng giảm.

Đáp án: D

5.

Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li, độ cao của cột thủy ngân trong ống là 760mm, biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:

A:

133060N/m3.

B:

106330N/m3.

C:

Một kết quả khác.

D:

130360N/m3.

Đáp án: C

6.

Trong các ví dụ sau đây, ví dụ nào liên quan đến áp suất khí quyển.

A:

Các ví dụ trên đều liên quan đến áp suất khí quyển.

B:

Trên các nắp bình xăng xe máy hay xe ô tô thường có lỗ nhỏ thông với không khí.

C:

Các ống thuốc tiêm nếu chỉ bẻ một đầu rồi dốc ngược lên thì nước thuốc trong ống không bị chảy ra ngoài.

D:

Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển, như thế rót nước sẽ dễ hơn.

Đáp án: A

7.

Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp theo nhiều phía. Câu giải thích nào sau đây đúng nhất?

A:

Vì không khí bên trong hộp sữa bị co lại.

B:

Vì hộp sữa rất nhẹ.

C:

Vì hộp sữa chịu tác dụng của áp suất khí quuyển.

D:

Vì áp suất không khí bên trong hộp nhỏ hơn áp suất ở ngoài.

Đáp án: D

8.

Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ?

A:

Để nước trà trong ấm có thể bay hơi.

B:

Do lỗi của nhà sản xuất.

C:

Để lợi dụng áp suất khí quyển.

D:

Một lí do khác.

Đáp án: C

9.

Vì sao mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển?

A:

Do không khí tạo thành khí quyển có mật độ nhỏ.

B:

Do không khí tạo thành khí quyển có thể chuyển động tự do.

C:

Do không khí tạo thành khí quyển luôn bao quanh Trái Đất.

D:

Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng.

Đáp án: D

10.

Môt khí áp kế đặt trên điểm cao nhất của trụ ăngten truyền hình chỉ 738 mmHg. Độ cao của trụ ăngten có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau biết áp suất của không khí ở chân trụ ăngten là 750mmHg. Trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000N/m3, của không là 13N/m3.

A:

127,54m.

B:

Một kết quả khác.

C:

125,54m.

D:

129,54m.

Đáp án: C

Nguồn: /