Danh sách bài viết

Đề thi Học kì 1, Năm học 2022 - 2023, Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 10, Có khung ma trận, (Đề số 2)

Cập nhật: 14/12/2022

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I

   Cấp độ

 

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vân dụng

Vân dụng cao

Cộng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

1. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.

Biết được thế giới quan, phương pháp luận của triết học. 

Hiểu được thế giới quan  trong triết học và vai trò của chúng

Phân biệt được phương pháp luận biện chứng và siêu hình

 

 

Vận dụng thực tế

 

 

 

Số câu

Số điểm

2

0.5

1/2

1.5

1

0.25

0

0

1/2

1.5

 

0

0

4

3.75

2. Chủ đề: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.

Vận động, phát triển theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Biết được khái niệm mâu thuẫn theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

 

 

 - Hiểu được sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc khách quan của mọi sự vận động, phát triển của sự vật và
 hiện tượng.

Phân biệt được sự khác

nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.

 

 

Vận dụng kiến thức để rút ra bài học trong cuộc sống

 

 

 

Số câu

Số điểm

2

0.5

0

3

0.75

0

0

1

2

0

0

6

3.25

6. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

 

 

 

 

 

 

 

Vận dụng kiến thức đã học để lý giải các vấn đề trong cuộc sống.

 

Số câu

Số điểm

0

0

0

0

0

0

0

1

2

1

2

7. Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội.

Hiểu được vai trò của con người là chủ thể tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần

 

Biết được con người là chủ thể tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần

 

Vận dụng vào thực tế

 

Vận dụng kiến thức bài học vào cuộc sống

 

 

Số câu

Số điểm

1

0.25

0

1

0.25

0

1

0.25

0

1

0.25

0

4

1

Tổng điểm

Tỉ lệ%

2,75

27.5%

1,25

12.5%

3,5

35%

2,25

22.5%

10.0

100%

Đề thi Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Bài thi môn: Giáo dục công dân lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM).

Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của triệt học là những quy luật

A. chung nhất, phổ biến nhất.                      

B. rộng nhất, bao quát nhất.

C. chuyên sâu nhất, bao quát nhất.             

D. phổ biến nhất, bao quát nhất.

Câu 2: Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm của

A. Thuyết bất khả tri.                                      

B. Thuyết nhị nguyên luận.

C. Thế giới quan duy vật.                               

D. Thế giới quan duy tâm.

Câu 3: Chủ thể nào dưới đây sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội

A. Các nhà khoa học.                                                

B. Con người.

C. Người lao động.                                         

D. Thần linh.

Câu 4: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. một mối quan hệ                                         

B. một phạm trù.

C. một chỉnh thể.                                             

D. một phương pháp.

Câu 5: Theo quan điểm của Triết học duy vật biện chứng, thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất là

A. chuyển động.          B. phát triển.             C. vận động.              D. tăng trưởng.

Câu 6: Phương pháp luận là học thuyết về phương pháp nhận thức khoa học và

A. thay đổi thế giới.                                       

B. làm chủ thế giới.

C. cải tạo thế giới.                                          

D. quan sát thế giới.

Câu 7: “Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn có tác dụng bổ sung hoàn thiện nhận thức chưa đầy đủ”, thể hiện

A. thực tiễn là mục đích của nhận thức.

B. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

C. thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. thực tiễn là động lực của nhận thức.

Câu 8: Để trở thành mặt đối lập của mâu thuẫn, các mặt đối lập phải

A. liên tục đấu tranh không ngừng lẫn nhau.         

B. thống nhất hữu cơ biện chứng với nhau.

C. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.

D. vừa liên hệ với nhau, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 9: Khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu là khái niệm của

A. vận động.               B. phát triển.             C. tiến bộ.                  D. chuyển hóa.

Câu 10: Để sự vật hiện tượng có thể tồn tại được thì cần phải có điều kiện nào dưới đây?

A. Luôn luôn vận động.                                

B. Luôn luôn thay đổi.

C. Sự thay thế nhau.                                      

D. Sự bao hàm nhau.

Câu 11: Thực tiễn là động lực của nhận thức vì thực tiễn

A. luôn đặt ra những yêu cầu mới.

B. luôn cải tạo hiện thực khách quan.

C. thường hoàn thiện những nhận thức chưa đầy đủ.

D. thường kiểm nghiệm tính đúng đắn hay sai lầm.

Câu 12: Trong các câu sau đây, câu nào không thể hiện mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất?

A. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.                        

B. Tích tiểu thành đại.

C. Nước đổ đầu vịt.                                       

D. Góp gió thành bão.

Câu 13: Hai mặt đối lập tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau, trong triết học gọi là

A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

B. sự tồn tại giữa các mặt đối lập.

C. sự ganh đua giữa các mặt đối lập.

D. sự tranh giành giữa các mặt đối lập.

Câu 14: Ví dụ nào dưới đây là biểu hiện của phủ định siêu hình?

A. Xóa bỏ hoàn toàn nền văn hóa phong kiến.

B. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.

C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

D. Xây dựng nên văn hóa tiên tiến.

Câu 15: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng là khách quan.

B. Mọi sự biến đổi của sự vật hiện tượng đều là tạm thời.

C. Mọi sự biến đổi xuất phát từ ý thức của con người.

D. Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới không biến đổi.

Câu 16: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng

A. sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập.

B. sự phủ định giữa các mặt đối lập.

C. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

D. sự điều hòa giữa các mặt đối lập.

Câu 17: Câu nói “Có thực mới vực được đạo” thể hiện nội dung nào của Triết học?

A. Vật chất quyết định ý thức.

B. Vật chất có trước ý thức.

C. Quan niệm của con người về thế giới.

D. Cách thức đạt được mục đích đề ra.

Câu 18: Đoạn thơ sau: “Dù bay lên sao hỏa, Sao kim cũng bay từ mặt đất./ Dù lớn tựa thiên thần cũng dòng sữa ngọt mẹ nuôi./ Phải cần mẫn như con ong kéo mật./ Phải cần cù như con nhện chăng tơ./ Quả chín trên cây là quả chín dần dà./..” Nói về

A. quy luật phủ định của phủ định.                                    

B. quy luật mâu thuẫn. 

C. quy luật lượng đổi, chất đổi.                               

D. khuynh hướng của sự phát triển. 

Câu 19: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Cái khó ló cái khôn.

B. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.

C. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

D. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

Câu 20: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã A, anh S sau khi bỏ phiếu định ra về thì nhìn thấy anh K và chị B đến bỏ phiếu. Vì muốn người thân của mình chúng cử nên anh S đã gợi ý cho anh K và chị B bỏ phiếu cho anh Z. Nhưng anh K và chị B chỉ cười và viết phiếu bầu theo ý mình và bỏ vào hòm phiếu. Trong trường hợp này ai là người tham gia hoạt động chính trị xã hội?

A. Chị B và anh K.                                                     

B. Anh K và chị B.                 

C. Anh S và anh Z .                                                    

D. Chị B, anh K, anh S.          

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM).

Câu 1. (2,0 điểm): Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?

Câu 2. (1,5 điểm): Thực tiễn là gì? Hãy trình bày các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn? Trong các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn, hình thức nào là cơ bản nhất? Vì sao?

Câu 3. (1,5 điểm): Phủ định biện chứng là gì? Quá trình học tập của học sinh từ lớp 1 đến lớp 10 là phủ định biện chứng hay siêu hình? Vì sao? 

…Hết…

Đáp án

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM).

 

1A

2D

3B

4C

5C

6C

7B

8C

9B

10A

11A

12C

13A

14A

15A

16C

17A

18C

19A

20D

 

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)

Phần II.

Tự luận

5,0

Câu 1

Hãy chứng minh rằng, vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất?

2,0

 

- Sự vận động là mọi sự biến đổi nói chung của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội.

- Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động. Bằng sự vận động và thông qua sự vận động mà các sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của mình. Không thể có vật chất mà không có vận động và ngược lại.

- Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động của các vật chất là tự thân vận động, bởi vì tất cả các dạng vật chất đều là một kết cấu vật chất bao gồm các yếu tố, các mặt, các quá trình liên hệ, tác động qua lại với nhau. Chính sự tác động đó đã dẫn đến sự biến đổi nói chung, tức là vận động. Quan điểm này đối lập với quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động đi tìm nguồn gốc của vận động ở thần linh hoặc ở chủ thể nhận thức.

- Vận động là hình thức tồn tại của vật chất nên các dạng vật chất được nhận thức thông qua sự vận động của chúng.

- Vận động là một thuộc tính vốn có của vật chất nên nó không do ai sáng tạo và cũng không thể tiêu diệt được. Nguyên lý này được chứng minh bằng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

0,4

 

 

0,4

 

 

 

0,4

 

 

 

 

 

0,4

 

 

 

0,4

Câu 2

Thực tiễn là gì? Hoạt động thực tiễn có những hình thức cơ bản nào? Trong các hình thức đó, theo em hình thức nào là cơ bản nhất? Vì sao?

1,5

 

- Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

- Các hoạt động cơ bản của thực tiễn:

+ Hoạt động sản xuất vật chất. 

+ Hoạt động chính tri –xã hội. 

+ Hoạt động thực ngiệm khoa học. 

- Trong các hình thức đó, theo em hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất. Vì nó quyết định các hoạt động khác, xét đến cùng các hoạt động khác đều nhằm phục vụ hoạt động cơ bản này.

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0,5

Câu 3

Phủ định biện chứng là gì? Quá trình học tập của học sinh từ lớp 1 đến lớp 10 là phủ định biện chứng hay siêu hình? Vì sao? 

1,5

 

- Khái niệm phủ định biện chứng: Là sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ để phát triển sự vật hiện, tượng mới. 

- Quá trình học từ lớp 1- lớp 10 là sự phủ định biện chứng. 

- Trong quá trình đó, kiến thức cũ không mất đi hoàn toàn mà nó là cơ sở để hình thành kiến thức mới....

 

0,5

 

 

 

0,5

 

0,5

Nguồn: /

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.