Danh sách bài viết

Đề thi môn hóa học phần 13: Phương pháp mối quan hệ giữa các đại lượng

Cập nhật: 29/08/2020

1.

Hỗn hợp X có C2H5OH, C2H5CHO, CH3CHO trong đó C2H5OH  chiếm 50% theo số mol. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 3,06 gam H2O và 3,136 lít CO2 (đktc). Mặt khác 8,94 gam hỗn hợp X thực hiện phản ứng tráng bạc thu được p gam bạc. Giá trị của p là:

A:

19,44

B:

6,48

C:

12,96

D:

25,92

Đáp án: A

n_{H_2O}=frac{3,06}{18}=0,17(mol); n_{CO_2}=frac{3,136}{22,4}=0,14(mol)
Dễ thấy C2H5CHO.CH3CHO ứng với công thức CnH2nO ⇒ n_{H_2O} = n_{CO_2} và C2H5OH ứng với công thức CnH2n+2O.
⇒ C_nH_{2n+2}O=n_{H_2O}-n_{CO_2}. Vậy ta có C_2H_5OH=n_{H_2O}-n_{CO_2}=0,17-0,14=0,03 (mol)
Theo bài ra ta có: n_{C_2H_5CHO+CH_3CHO}=n_{C_2H_5OH}=0,03(mol)
⇒ m_X (đốt cháy) =m_C+m_H+m_{O(X)}=0,14	imes 12+0,17	imes 2+(0,03+0,03)	imes 16=2,98(gam)
frac{m_{X(dem  pu  voi  AgNO_3)}}{m_{X(dem  dot  chay)}}=frac{8,94}{2,98}=3 Rightarrow n_{C_2H_5CHO + CH_3CHO trong  8,94  gam}=0,03	imes 3=0,09(mol)
Rightarrow n_{Ag}=n_{C_2H_5CHO + CH_3CHO  trong 8,94  gam}=2	imes 0,09=0,18 (mol) Rightarrow p=m_{Ag}=0,18	imes 108=19,44(gam)
Đối với các em học tốt có thể tính nhẩm bằng cách bấm máy tính.
Rightarrow p=0,17	imes 2+0,14	imes 12+0,06	imes 16 =x^{-1}	imes 8,94	imes 0,03	imes 2	imes 108=19,44  gam (x^{-1} là 1 nút phép tính nghịch đảo trên máy tính)

2.

Clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là (cho H = 1, C = 12, Cl = 35,5)

A:

3

B:

6

C:

4

D:

5

Đáp án: A

 

Gọi k là số mắt xích của PVC phản ứng với 1 phân tử Clo

(CH2-CHCl)k = C2kH3kClk

C2kH3kClk  + Cl2 ( o)C2kH3k-1Clk+1 + HCl

 

%Cl = ({{{ 35,5(k+1)}} over {27k^+{{ 35,5(k+1)}} -1}}.100 =63,96)

( o) k = 3

( o) Chọn A 

3.

Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

A:

a : b = 1 : 4. 

B:

a : b < 1 : 4. 

C:

a : b = 1 : 5. 

D:

a : b > 1 : 4.

Đáp án: D

 

Ta có thể viết hai phản ứng :

AlCl3 + 3NaOH ( o) Al(OH)3 + 3NaCl                       (1)

 

AlCl3 + 4NaOH ( o) NaAlO2 + 3NaCl + H2O             (2)

Xét : k = n AlCl3 / n NaOH = a/b

+ Nếu k > 1/3 ( o) chỉ có 1 phản ứng (1) ( o) có kết tủa

+ Nếu : 1/4 < k < 1/3 ( o) Có cả (1) , (2) ( o) có kết tủa

+ Nếu : k >= 1/4( o) chỉ có (2) ( o) không có kết tủa

( o) chọn k > 1/4 ( o) sẽ có kết tủa 

4.

Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện, cho Na = 23, Al = 27)

A:

39,87%.

B:

77,31%.

C:

49,87%.

D:

29,87%.

Đáp án: D

Gọi số mol của Na , Al là x , y

Xét Thí nghiệm 2 trước : Cho hỗn hợp X vào NaOH dư :

Na + H2O → NaOH +( 1over 2)H2  (1)

Al + NaOH + H2O →  NaAlO2 + (3over 2 ) H2 (2)

NaOH sinh ra ở (1) thêm vào NaOH dư →  ở phản ứng (2) chắc chắn Al hết

→    Tổng số mol khí H2 thu được là : x / 2 + 3y/2 = 1,75V     (I)

Thí nghiệm 1 : Cho hỗn hợp X vào nươc :

Ở (2) NaOH hết →    Tính H2 theo NaOH :

→  Tổng thể tích khí H2 là : (xover 2 ) + ( 3xover 2)  = V    (III)

Từ (I) , (III) chia cả 2 vế  →   y = 2x →  khối lượng Al : 27y = 54x , Khối lượng Na : 23x  .→   % Na = 23x.100 / (23x + 54x ) = 29,87%

=>Đáp án D

5.

Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y

cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là

A:

HOOC-CH2-CH2-COOH. 

B:

C2H5-COOH.

C:

CH3-COOH. 

D:

HOOC-COOH.

Đáp án: D

Đ trung hòa a mol Y cn va đ 2a mol ( o)  Y phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2

( o) Chọn B , C

Vì đốt cháy a mol  Y thu được 2a mol CO2 ( o) Chọn D

HOOC-COOH ( o) 2CO2

( o) Chọn D

6.

Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương

ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li)

A:

y = 100x.         

B:

y = 2x.             

C:

y = x - 2. 

D:

y = x + 2.

Đáp án: D

Giả sử cả HCl và CH3COOH cùng có nồng độ mol /l là 1

HCl ( o) H+ + Cl-

  1. ( o) PH = 0 = x

                  CH3COOH  <=> CH3COO- + H+

Ban đầu        1

Phân ly        0,01 -------------------------( o)  0,01

 

( o) PH = -lg0,01 = 2 = y

( o) y = x + 2

( o) Chọn D

7.

Đốt cháy hoàn toàn a mol một anđehit X (mạch hở) tạo ra b mol CO2 và c mol H2O (biết b = a + c).Trong phản ứng tráng gương, một phân tử X chỉ cho 2 electron. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit

A:

no, đơn chức

B:

không no có hai nối đôi, đơn chức

C:

không no có một nối đôi, đơn chức

D:

no, hai chức.

Đáp án: C

Xét 1 nhóm Andehit : R-C+1HO + Ag2O  →  R-C+3OOH + 2Ag

C+1 – 2e  →    C+3

Vì 1 nhóm -CHO cho 2 e nên theo giả thiết →    anđehit chỉ có 1 nhóm CHO

Gọi công thức phân tử của andehit là CxHyO

CxHyO + O2 →  x CO2 + (y over2) H2O

a mol                  ax           ay/2

Theo giả thiết : n CO2 = ax = b

                    n H2O = (ayover 2 )= c

b = a + c →  ax = (ayover 2 ) + a →  y = 2x – 2

Cx H2x-2O →  Anđêhít không no đơn chức có 1 nối đôi trong gốc Hidrocacbon

=> Đáp án C

 

8.

Tỉ lệ thể tích CO2 và hơi nước (T) biến đổi trong khoảng nào khi đốt cháy hoàn toàn các ankin ? 

A:

1 < T ≤  2

B:

1 ≤ T < 1,5

C:

0,5 < T  ≤ 1

D:

1< T < 1,5

Đáp án: A

CnH2n-2    →   nCO2  +  (n - 1)H2

Điều kiện: n  ≥ 2 và n ∈ N 

9.

Hỗn hợp X gồm các axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở và este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn chậm qua dung dịch H2SO4 đặc dư thấy khối lượng bình đựng axit tăng m gam và có 13,44 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m là

A:

5,4 gam 

B:

7,2 gam. 

C:

10.8 gam. 

D:

 14,4 gam. 

Đáp án: C

- Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O ⇒ khối lượng bình đựng dung dịch H2SO4 đặc tăng chính là khối lượng của H2O bị giữ lại

- Vì X gồm các axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở và este no, đơn chức, mạch hở.

⇒X có công thức tổng quát chung là CnH2nO2 và n CO2  = n H2O  = 13,44 : 22,4 = 0,6 mol ⇒m= 0,6. 18 - 10,8 gam

⇒Đáp án C.  

10.

Công thức phân tử của một ancol X là CnHmOx. Để cho X là ancol no, mạch hở thì m phải có giá trị là: 

A:

m = 2n

B:

m = 2n + 2

C:

m = 2n - 1

D:

m = 2n + 1

Đáp án: B

Theo phương pháp đồng nhất hệ số:

Công thức tổng quát của ancol no là CnH2n+2x(OH)x hay CnH2n+2Ox . Vậy m = 2n+2. 

11.

 Chia m gam X gồm : CH3CHO, CH3COOH và CH3COOCH3 thành hai phần bằng nhau :

- Để đốt cháy hoàn toàn phần 1 cần tối thiểu 5,04 lít O2 (đktc), thu được 5,4 gam H2O.

- Cho phần 2 tác dụng hết với H2 dư (Ni, to ) được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y, thu được V lít CO2 (đktc).  

 Giá trị của m và V lần lượt là  

A:

 22,8 và 1,12. 

B:

22,8 và 6,72. 

C:

 11,4 và 16,8. 

D:

11,4 và 6,72.  

Đáp án: B

- 3 chất trong X đều là no, đơn chức, mạch hở, công thức tổng quát : CnH2nOm

⇒ Khi đốt cháy: n CO2 = n H2O = 5,4 : 18 = 0,3 mol

⇒ VCO2 =  0,3 . 22,4 = 6,72 lít  

X + O2 → CO2 + H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mX (một phần) = 0,3(44 + 18) – 5,04 : 22,4. 32 = 11,4 gam

⇒ mX = 22,8 gam

⇒ Đáp án B. 

12.

Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hòa tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c)  mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó cần thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%) 

A:

c mol bột Al vào Y

B:

c mol bột Cu vào Y

C:

2c mol bột Al vào Y

D:

2c mol bột Cu vào Y

Đáp án: B

Hòa tan hỗn hợp X trong dung dịch HNO

 Al2O3      +      6HNO3     →    2Al(NO3)3     +    3H2O          

a           →     6a            →     2a mol        

CuO        +      2HNO3     →    Cu(NO3)2      +    H2O          

b          →     2b            →      b mol        

Ag2O       +      2HNO3    →  2AgNO3        +     H2O          

c         →      2c             →     2c mol

Dung dịch HNO3 vừa đủ. Dung dịch Y gồm 2a mol Al(NO3)3, b mol Cu(NO3)2, 2c mol AgNO3. Để thu Ag tinh khiết cần cho thêm kim loại Cu vào phương trình 

 Cu     +     2AgNO3     →    Cu(NO3)2     +   2Ag      

 c mol  ←   2c 

Vậy cần c mol bột Cu vào dung dịch Y 

13.

Cho hỗn hợp X gồm hai anđehit là đồng đẳng kế tiếp tác dụng hết với H2 dư (Ni, to ) thu được hỗn hợp hai ancol đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol này thu được 11 gam CO2 và 6,3 gam H2O. Công thức của hai anđehit là  

A:

C2H3CHO, C3H5CHO 

B:

C2H5CHO, C3H7CHO  

C:

C3H5CHO, C4H7CHO 

D:

 CH3CHO, C2H5CHO  

Đáp án: D

Khi đốt cháy ancol cho n CO2 = 6,3 : 18 =  0,35 > n H2O = 11 : 44 = 0,25

⇒2 rượu là no, mạch hở

nX = n H2O  - n CO2 = 0,1 ⇒ Số nguyên tử cacbon = nCO2 : nX = 0,25 : 0,1 = 2,5 

⇒hai rượu là C2H5OH và C3H7OH ⇒hai anđehit tương ứng là CH3CHO và C2H5CHO

 ⇒Đáp án D. 

14.

Một dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaAlO2 và a mol NaOH tác dụng với 1 dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa sau phản ứng là: 

A:

a = b

B:

a = 2b

C:

b = 5a

D:

a < b < 5a

Đáp án: D

Phương trình phản ứng:  

NaOH     +   HCl    →    NaCl   +   H2O                        (1)  

a mol    →  a mol  

NaAlO2    +  HCl  +  H2O  →  Al(OH)3↓ + NaCl           (2)  

Al(OH)3   +  3HCl →  AlCl3  +  3H2O                        (3)  

NaAlO2    +  4HCl  →  AlCl3  +  NaCl + 2H2O     ` (4)  

a mol   →    4a mol 

Điều kiện để không có kết tủa khi nHCl  ≥  4nNaAlO2 + nNaOH = 5a. Vậy suy ra điều kiện để có kết tủa:  

nNaOH  < nHCl < 4nNaAlO2  + nNaOH

 ⇒a < b < 5a 

15.

Hỗn hợp X gồm CH3COOH và C3H7OH với tỉ lệ mỗi 1: l. Chia X thành hai phần:

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc).

- Đem este hoá hoàn toàn phần 2 thu được este Y (giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%). Đốt cháy hoàn toàn Y thì khối lượng nước thu được là  

A:

 1,8 gam. 

B:

2,7 gam.

C:

3,6 gam. 

D:

0,9 gam.  

Đáp án: A

CH3COOH     +        C2H5OH          ,<----------------->        CH3COOC2H5            +            H2O  

- Tổng số mol cacbon trong hỗn hợp X bằng tổng số mol cacbon có trong Y (Xem thêm phương pháp bảo toàn nguyên tố)

Mặt khác Y là este no, đơn chức, mạch hở, nên:

⇒khi đốt cháy n H2O = n CO2  = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

⇒ mH2O = 1,8 gam

⇒Đáp án A. 

Nguồn: /