Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT QG Môn Giáo Dục Công Dân - Năm học 2017-2018 - THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh - Lần 1

Cập nhật: 07/06/2020

1.

Vi phạm hình sự là hành vi

A:

Xâm phạm các quan hệ lao động

B:

Nguy hiểm cho xã hội

C:

Trái phong tục tập quán

D:

Trái chuẩn mực đạo đức

Đáp án: B

Đáp án C và D thuộc quy phạm đạo đức không thuộc quy phạm pháp luật. Đáp án A là thuộc về vi phạm dân sự

2.

Hai vợ chồng anh T cùng làm trong cơ quan nhà nước. Mỗi lần con ốm, anh T luôn bắt vợ phải nghỉ làm. Hành  vi này của anh T đã vi phạm vào nội dung nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?

A:

Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.

B:

Thực hiện các chức năng gia đình.

C:

Nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

D:

Nuôi con theo quy định của pháp luật.

Đáp án: C

Nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân bao gồm:

+ Quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong lựa chọn nơi cư trú

+ giữ gìn danh dự nhân phẩm

+ Tôn trọng tự do tín nguỡng tôn giáo

+ Giúp đỡ nhau cùng phát triển

+ Bình đẳng trong quyết định sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gđ

+ Sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của PL. (phù hợp nội dung đáp án C)

3.

Anh K và anh D làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh K sống độc thân, anh D có mẹ già và con nhỏ. Anh K  phải đóng thuế thu nhập cá nhân gấp đôi anh D. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào

A:

địa vị của anh K và anh D.

B:

điều kiện làm việc cụ thể của anh K và anh D.

C:

điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của anh K và anh D.

D:

độ tuổi của anh K và anh D.

Đáp án: C

Vì theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ tài chính đã quy định rất rõ: Các khoản giảm trừ gia cảnh thuế TNCN cũng như các mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc.

Các khoản giảm trừ gia cảnh:

Mức giảm trừ gia cảnh: - Đối với bản thân là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.

- Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

- Các khoản giảm trừ trên là là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.

- Nếu cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công. Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh: + Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:

- NNT có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) NNT lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi. - Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam (Trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế (được tính đủ theo tháng). - Nếu trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế.

+ Giảm trừ gia cảnh cho ngưòi phu thuộc:

  • Người phụ thuộc phải làm thủ tục đăng ký với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế và phải có Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc.

Lưu ý: Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.

Theo điểm d khoản 1 điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc bao gồm:

  •  Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể:

+ Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.

- Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.

- Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:

+ Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

+ Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác một của người nộp thuế.

+ Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

+ Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

4.

Hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản là vi phạm pháp luật

A:

kỷ luật

B:

hành chính

C:

dân sự

D:

hình sự

Đáp án: C

Vì Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.

5.

Nhà nước ban hành pháp luật phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền nhằm mục đích nào dưới đây?

A:

Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước.

B:

Bảo vệ quyền và lợi ích của công nhân.

C:

Bảo vệ quyền và lợi ích của xã hội.

D:

Bảo vệ quyền và lợi ích của tổ chức.

Đáp án: B

6.

Trong cùng một điều kiện như nhau, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A:

Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước nhà nước.

B:

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

C:

Công dân bình đẳng về trách nhiệm nhà nước.

D:

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Đáp án: D

7.

Khi nào sản phẩm lao động mang hình thái hàng hóa?

A:

Khi nó được người sản xuất hàng hóa sản xuất ra.

B:

Khi nó thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.

C:

Khi nó được mọi người công nhận là hàng hóa.

D:

Khi nó là đối tượng mua bán trên thị trường.

Đáp án: D

Sản phẩm phải mang trao đổi mua bán trên thị trường mới đủ điều kiện để trở thành hàng hóa.

8.

Thực chất quan hệ cung - cầu là gì?

A:

Là mối quan hệ tác động qua lại giữa giá cả thị trường và cung, cầu hàng hóa.

B:

Là mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu hàng hóa trên thị trường.

C:

Là mối quan hệ tác động giữa người mua và người bán hay giữa người sản xuất và người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

D:

Là mối quan hệ tác động qua lại giữa cung, cầu hàng hóa và giá cả thị trường.

Đáp án: C

9.

Bạn M nói với bạn A, cả Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Việc quy định đó thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A:

Tính xác định chặt chẽ về nội dung

B:

Tính quy phạm phổ biến

C:

Tính quyền lực, bắt buộc chung

D:

Tính xác định chặt chẽ về hình thức

Đáp án: D

Pháp luật là phải rõ ràng, có sự chuẩn xác về nội dung bằng các điều, khoản, văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tưong xứng.

Yêu cầu cơ bản để bảo đảm tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật cần đáp ứng yêu cầu sau:

+ Xác định mối tương quan giữa nội dung và hình thức của pháp luật;

+ Chuyển tải một cách chính xác những chủ trương, chính sách của Đảng sang các phạm trù, cấu trúc pháp lý thích hợp;

+ Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật;

+ Mỗi văn bản pháp luật phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh, phưong pháp điều chỉnh, cơ quan có thẩm quyền ra văn văn bản;

+ Phân định phạm vi, mức độ của hoạt động lập pháp, lập quy.

10.

Anh B là thợ mộc, anh đóng được chiếc tủ đẹp và với chất liệu gỗ tốt. Do vậy, ngay sau khi anh B bày chiếc tủ ra cửa hàng để bán đã có người hỏi mua và giá cả hợp lí. Anh B đã đồng ý bán. Vậy trong trường hợp này, thị trường đã thực hiện chức năng gì?

A:

Chức năng môi giới thúc đẩy quan hệ mua, bán

B:

Chức năng thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa

C:

Chức năng thông tin cho người mua, người bán

D:

Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất

Đáp án: B

Hàng hóa được sản xuất ra, người sản xuất phải bán nó. Việc bán hàng được thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường thừa nhận chính mình là người mua chấp nhập, có nghĩa là về cơ bản quá trình tái xuất xã hội của hàng hóa đã hoàn thành. Bởi bản thân việc tiêu dùng sản phẩm và các chi phí tiêu dùng cũng đã khẳng định trên thị trường khi hàng hóa được bán.

Thị trường chỉ thừa nhận những hàng hóa, dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những hàng hóa vô dụng, kém chất lượng, cung vượt qua cầu, không cung ứng đúng thời gian và địa điểm của khách hàng đòi hỏi thì sẽ không bán được, nghĩa là chúng không được thị trường chấp nhận.

11.

Trên thị trường, cầu về ô tô là 70.000 chiếc các loại. Có 10 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô để cung ứng cho thị trường. Trong đó, Toyata cung ứng 19340 chiếc, Deawwoo cung ứng 15245 chiếc, Ford cung ứng 11789 chiếc, KIA cung ứng 10854 chiếc, Mazda cung ứng 9875 chiếc, Mekong cung ứng 5812 chiếc, Merceder cung ứng 4512 chiếc... Giả sử không xét đến các yếu tố khác, chỉ xét đơn thuần mối quan hệ cung - cầu và giá cả thị trường. Điều gì sẽ xảy ra?

A:

Giá ô tô tăng lên

B:

Giá ô tô giảm xuống

C:

Giá ô tô sẽ không thay đổi

D:

Nhà nước sẽ điều tiết mức giá ô tô cho phù hợp với nhu cầu của thị trường

Đáp án: B

Giá ô tô phải giảm vì nhu cầu 70.000 chiếc ô tô nhưng khả năng cung ứng ra thị trường tổng cộng lại lên tới 77427 chiếc ô tô (số lượng xe các hãng sản xuất ra cộng lại). Em xem sản xuất ra 77427 chiếc ô tô chỉ có 70000 người mua còn thừa tận 427 chiếc ô tô nữa thì chẳng phải giảm giá đi để bán được hết 77427 chiếc ô tô.

12.

Pháp luật khác với đạo đức ở điểm nào sau đây?

A:

Bắt buộc đối với tất cả mọi người

B:

Hướng tới bảo vệ công bằng và lẽ phải

C:

Có nguồn gốc từ các quan hệ xã hội

D:

Điều chỉnh hành vi của con người

Đáp án: A

Cả ba đáp án B,C,D thì pháp luật và đạo đức đều hội tụ đầy đủ chỉ có đáp án A là tính bắt buộc đối vói tất cả mọi người là riêng có của pháp luật

13.

Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A:

Nhà nước và công dân.

B:

tất cả các cơ quan nhà nước.

C:

tất cả mọi người trong xã hội.

D:

Nhà nước và xã hội.

Đáp án: D

14.

Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được hiểu là

A:

nam nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lưong, trả công lao động.

B:

lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản thì không được hưởng lương.

C:

mọi công dân không phân biệt độ tuổi, giới tính đều được nhà nước bố trí việc làm

D:

ưu tiên nhận lao động nam vào làm việc khi công việc đó phù hợp với cả nam và nữ.

Đáp án: A

Điều 13 Luật bình đẳng giới đã quy định nội dung bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động bao gồm:

1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.

2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh ”

15.

Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? 

A:

Thi hành pháp luật. 

B:

Tuân thủ pháp luật. 

C:

Sử dụng pháp luật.

D:

Áp dụng pháp luật. 

Đáp án: C

Nguồn: /

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.