Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT QG năm 2018 môn Hóa học - Sở GD&ĐT Hưng Yên

Cập nhật: 28/08/2020

1.

Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol? 

A:

Metyl fomat.

B:

Tristearin.

C:

Benzyl axetat. 

D:

Metyl axetat. 

Đáp án: B

Đáp án đúng B

2.

Etyl axetat có công thức hóa học là 

A:

CH3COOCH3

B:

CH3COOC2H5

C:

HCOOCH3

D:

HCOOC2H5

Đáp án: B

3.

Tripeptit là hợp chất: 

A:

mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit

B:

có liên kết  peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau

C:

có liên kết  peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau

D:

có 2 liên kết  peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit

Đáp án: D

4.

Cấu hình electron của ion R2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố R thuộc 

A:

chu kì 3, nhóm VIB. 

B:

chu kì 4, nhóm VIIIB.

C:

chu kì 4, nhóm VIIIA.

D:

chu kì 4, nhóm IIA.

Đáp án: B

Chọn đáp án B

Cấu hình e của R2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6.

⇒ Cấu hình e của R: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.

⇒ R thuộc chu kì 4 và thuộc PNP VIIIB  Chọn B

5.

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12) là 

A:

1s32s22p63s1

B:

1s22s22p63s1

C:

1s22s22p63s2

D:

1s22s32p63s2

Đáp án: C

Cấu hình e của R2+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6.

⇒ Cấu hình e của R: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2.

⇒ R thuộc chu kì 4 và thuộc PNP VIIIB 

6.

Dãy gồm các chất có thể tham gia phản ứng thủy phân trong điều kiện thích hợp là?

A:

Xenlulozơ, tinh bột, tristearin, anilin.

B:

Saccarozơ, tinh bột, tristearin, Gly-Gly-Ala.

C:

Saccarozơ, tinh bột, glucozơ, Gly-Gly-Ala.

D:

Saccarozơ, glucoza, tristearin, Gly-Gly-Ala.

Đáp án: B

7.

Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may trong phòng thí nghiệm nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào trong các chất sau để thu hồi thủy ngân? 

A:

Nước.

B:

Bột sắt.

C:

Bột than.

D:

Bột lưu huỳnh.

Đáp án: D

Ở điều kiện thường thủy ngân có thể tác dụng với S.

Hg(độc) + S → HgS (không độc)

8.

Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:

A:

Na, Fe, K.

B:

Na, Cr, K.

C:

Be, Na, Ca.

D:

Na, Ba, K.

Đáp án: D

+ Dãy các kim loại tác dụng với H2O ở điều kiện thường là:

Li, K, Ba, Ca, Na  Chọn D

9.

Miếng chuối xanh tác dụng với dung dịch iot cho màu xanh là do chuối xanh có chứa

A:

glucozơ. 

B:

tinh bột

C:

xenlulozơ.

D:

saccarozơ.

Đáp án: B

+ Vì trong chuối xanh có tinh bột ⇒ Làm dung dịch iot chuyển sang màu xanh.

10.

Kim loại nhẹ nhất là

A:

Na.

B:

K

C:

Cs

D:

Li

Đáp án: D

Liti là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất (0,53g/cm3).

⇒ Li là kim loại nhẹ nhất  Chọn D

11.

Chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím ẩm? 

A:

Axit axetic.

B:

Axit glutamic.

C:

Lysin.

D:

Alanin.

Đáp án: D

12.

Hợp chất CH3CH2NH2 có tên gọi là

A:

etylamin.

B:

metanamin.

C:

đimetylamin.

D:

metylamin.

Đáp án: A

13.

Cho 14 gam bột sắt vào 150ml dung dịch CuCl2 2M và khuấy đều, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A:

16,4.

B:

22,0.

C:

19,2.

D:

16,0.

Đáp án: D

Ta có nFe = 0,25 mol và nCuCl2 = 0,3 mol.

+ Phương trình phản ứng: Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

⇒ Fe tan hết và mChất rắn = mCu = 0,25 mol

⇒ mChất rắn = 0,25 × 64 = 16 gam  Chọn D

14.

Cho 0,02 mol CH3COOC6H5 vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là

A:

2,84.

B:

3,96.

C:

1,64. 

D:

4,36

Đáp án: D

a có phản ứng:

CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O.

Vì nCH3COOC6H5 = 0,02 mol, nNaOh = 0,05 ⇒ tính theo CH3COOC6H5.

⇒ nH2O = 0,02 mol.

+ Bảo toàn khối lượng ta có: mChất rắn = 0,02×136 + 0,05×40 – 0,02×18 = 4,36 gam.

15.

Thủy phân 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A:

8,20.

B:

8,56.

C:

10,40. 

D:

3,28.

Đáp án: D

Ta có: nCH3COOC2H5 = 0,1 mol > nNaOH = 0,04 mol.

⇒ mChất rắn = nCH3COONa = 0,04 mol.

⇒ mCH3COONa = 0,04 × (15 + 44 + 23) = 3,28 gam

Nguồn: /