Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Lịch sử trường THPT Thực hành Cao Nguyên, Đăk Lăk (Lần 3)

Cập nhật: 29/08/2020

1.

Khẩu hiệu chung của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là: 

A:

"Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng". 

B:

"Một khu vực, một bản sắc, một cộng đồng". 

C:

"Một tầm nhìn, một tương lai, một cộng đồng". 

D:

"Một cộng đồng, một bản sắc, một trung tâm". 

Đáp án: A

2.

Nhận định nào đúng nhất về vai trò của hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của nhân dân Việt Nam?

A:

Hậu phương đã cung cấp sức người, sức của cho quân ta mở các chiến dịch quyết định, giành thắng lợi, thúc đẩy cuộc kháng chiến đi lên.

B:

Hậu phương đã đem lại quyền lợi cho nhân dân, động viên khích lệ chiến sĩ ngoài chiến trường. 

C:

Hậu phương đáp ứng nhu cầu cung cấp cho kháng chiến ngày càng lớn về vật chất và tinh thần, là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh. 

D:

Hậu phương vững mạnh là nền móng để xây dựng nền kinh tế của một nhà nước mới,hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc.

Đáp án: C

3.

Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay:

A:

Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc

B:

Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới

C:

Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị

D:

Có nhiều thành tựu lớn trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế

Đáp án: A

4.

Từ phong trào dân chủ 1936 – 1939, bài học nào còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?

A:

Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

B:

Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh

C:

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào cách mạng nước ta

D:

Sự linh hoạt trong các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao

Đáp án: A

Phương pháp : liên hệ

Cách giải:

Phong trào 1936 – 1939:

- Lần đầu tiên thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh cho mục tiêu chung.

- Thu hút đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia với hình thức đấu tranh phong phú đòi quyền dân sinh, dân chủ.

=> Bài học và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

5.

Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919 – 1926) là

A:

"Chuông rè", "An Nam trẻ", "Nhành lúa".

B:

"Tin tức", "Thời mới", "Tiếng dân".

C:

"Chuông rè", "Tin tức", "Nhành lúa".

D:

"Chuông rè", "An Nam trẻ", "Người nhà quê".

Đáp án: D

6.

Hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong giai đoạn nào của cách mạng Việt Nam?

A:

1930-1931.

B:

1936-1939

C:

1939-1945

D:

1945-1946

Đáp án: A

7.

Cuộc chiến tranh nào dưới đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa?

A:

Nội chiến Quốc – Cộng ở Trung Quốc (1946 – 1949).

B:

Chiến tranh xâm lược Đông Dương của Thực dân Pháp (1945 – 1954).

C:

Chiến tranh xâm lược Việt Nam của Đế quốc Mỹ (1954 – 1975).

D:

Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).

Đáp án: C

8.

Các ý dưới đây là nội dung của Hiệp định Sơ bộ (6.3.1946) ngoại trừ:

A:

Hai bên ngừng mọi xung đột ở phía Nam, tạo không khí thuận lợi đi đến đàm phán chính thức bàn về chế độ tương lai của Đông Dương.

B:

Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ cộng hòa là một quốc gia độc lập, có chính phủ, nghị viện riêng.

C:

Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.

D:

Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện riêng

Đáp án: B

9.

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1946 - 1954) mở đầu bằng chiến thắng nào?

A:

Cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.

B:

Chiến thắng Việt Bắc thu – đông.

C:

Chiến dịch Biên giới thu – đông.

D:

Cuộc chiến đấu của nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn.

Đáp án: A

10.

Cho các dữ liệu sau:

Tên thắng lợi

Ý nghĩa, khẩu hiệu đấu tranh

1). Ấp Bắc (01.1963)

a). Buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược

2). Vạn Tường (8.1965)

b). “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

3).Tổng tiến công và nổi dậy 1968

c). “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”

4). Tiến công chiến lược năm 1972

d). Buộc Mĩ tuyên bố “Phi Mĩ hóa”, chấp nhận đàm phán ở Pari.

Nối thời gian, sự kiện với ý nghĩa, khẩu hiệu đấu tranh:

A:

1-b, 2-c, 3-d, 4-a.

B:

1-c, 2-b, 3-a, 4-d.

C:

1-a, 2-d, 3-c, 4-b.

D:

1-b, 2-c, 3-a, 4-d.

Đáp án: A

11.

Sự kiện nào cho thấy giai cấp công nhân đã chuyển hoàn toàn từ tự phát sang tự giác?

A:

Bãi công của thợ máy xưởng Bason cảng Sài gòn (8.1925).

B:

Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam (2.1930)

C:

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản cuối năm 1929.

D:

Lần đầu tiên Mít tinh kỉ niệm ngày quốc tế lao động (1.5.1930).

Đáp án: B

12.

Cho đoạn tư liệu:

"Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta"

Bài thơ trên ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào?

A:

Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.

B:

Phong trào Đồng Khởi (1.1960)

C:

Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

D:

Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1968.

Đáp án: D

13.

Dựa vào yếu tố nào Mĩ có thể tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất?

A:

Nguồn ngân sách Nhà nước.

B:

Nguồn vốn của Mĩ.

C:

Cách mạng khoa học – kĩ thuật.

D:

Các cơ hội từ bên ngoài.

Đáp án: C

14.

Chọn câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ A đến D điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu nói về ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

"Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã làm thay đổi tiêu chí của sự phát triển. Thang giá trị của sự phát triển xã hội ngày nay được đo bằng...............(a). Nó như một yếu tố khởi động cho guồng máy sản xuất hoạt động theo dạng thức mới... đã đưa loài người tiến tới một ............(b) – "văn minh trí tuệ".

(Nguyễn Anh Thái (chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, 1995, tra.528, 532).

A:

a) trí tuệ, b) thời đại.

B:

a) trí tuệ, b) nền văn minh mới.

C:

a) công nghệ, b) nền văn minh.

D:

a) công nghệ, b) thời kì.

Đáp án: B

15.

Hình ảnh dưới đây phản ánh sự kiện nào?

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

A:

Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (1.1975) quyết định kế hoạch giải phóng miền Nam.

B:

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (1.1959) quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng.

C:

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 21 (7.1973) đề ra "tiếp tục con đường cách mạng bạo lực".

D:

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 24 (9.1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.

Đáp án: A

Nguồn: /

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 20 (có đáp án): Vương quốc Phù Nam

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 20: Vương quốc Phù Nam có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 19 (có đáp án): Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 13 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 18 (có đáp án): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 15 (có đáp án): Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc...

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 14 (có đáp án): Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 14: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 13 (có đáp án): Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Lịch sử

Với 11 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 13: Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 12 (có đáp án): Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 12: Sự hình thành và bước đầu phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 (có đáp án): Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Lịch sử

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Lịch Sử lớp 6 Bài 11: Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Lịch Sử 6.