Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí Trường THPT Thăng Long - Hà Nội năm học 2019 - 2020 lần 2

Cập nhật: 25/08/2020

1.

Chất khí ở áp suất thấp, khi được kích thích ở nhiệt độ thấp hơn so với khi phát quang phổ vạch sẽ phát xạ

A:

quang phổ vạch.

B:

quang phổ đám.

C:

quang phổ liên tục.

D:

quang phổ vạch hấp thụ.

Đáp án: B

Mình cho rằng đáp án không chặt mấy: quang phổ đám là trường hợp đặc biệt của quang phổ vạch hấp thụ, 
quang phổ vạch gồm phát xạ và hấp thụ.
Quang phổ đám gồm các dải màu màu ngắn, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.
Thực ra dải màu này là nhiều vạch riêng lẻ xếp sít nhau.

2.

Phát biểu nào sau đây là không đúng? Cho các chùm sáng sau: Trắng, đỏ, vàng, tím

A:

Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

B:

Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục.

C:

Mỗi chùm sáng trên đều có một bước sóng xác định.

D:

Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất do chiết suất của lăng kính đối với nó là lớn nhất.

Đáp án: C

3.

Mạch điện nào sau đây có công suất trung bình bằng 0?

A:

R, L.

B:

R, C.

C:

R, L, C.

D:

L, C.

Đáp án: D

4.

Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch là i = 2cos(100 t) (A). Điện lượng qua một tiết diện thẳng của đoạn mạch trong thời gian 0,005 s kể từ lúc t = 0 là

A:

B:

C:

D:

Đáp án: B

( tức chưa thực hiện được 1 chu kì, nếu thời gian t lớn hơn chu kì T thì cứ sau mỗi chu kì điện tích trung bình qua tụ lại bằng 0 nên cũng chỉ xét thời gian dư thôi) ->  điện tích dịch chuyển tương tự như quãng đường đi trong dđ đh( coi điện tích q biến đổi giống như x của dđ đh) như vậy từ t=0 được biểu diễn bởi vectơ OM đến t=0,005s biểu diễn bởi vectơ ON thì quãng đường đi là biên độ q0.

5.

Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu lục khi được kích thích phát sáng. Chất đó sẽ phát quang khi chiếu vào ánh sáng đơn sắc màu

A:

Lục

B:

Lam

C:

Vàng

D:

Da cam

Đáp án: B

6.

Hạt nào sau đây không phải là hạt sơ cấp?

A:

êlectron (e-).

B:

prôtôn (p).

C:

pôzitron (e+)

D:

anpha (a).

Đáp án: D

7.

Một chất phóng xạ X có hằng số phóng xạ (lambda). Ở thời điểm t0 = 0, có N0 hạt nhân X. Tính từ t0 đến t, số hạt nhân của chất phóng xạ X bị phân rã là

A:

N0 (e^{-lambda t})

B:

N0 (1- (e^{lambda t}))

C:

N0 (1- (e^{-lambda t}))

D:

N0 (1-(lambda t))

Đáp án: C

8.

Đặt điện áp u =U( sqrt{2}) cos (omega t) (U và w không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn dây và tụ điện. Biết cuộn dây có hệ số công suất 0,8 và tụ điện có điện dung C thay đổi được.cuộn dây và tụ điện. Biết cuộn dây có hệ số công suất 0,8 và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Gọi Ud và UC­ là điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây và hai đầu tụ điện. Điều chỉnh C để (Ud + UC) đặt giá trị cực đại, khi đó tỉ số của cảm kháng với dung kháng của đoạn mạch là

A:

0,60

B:

0,71

C:

0,50

D:

0,80

Đáp án: A

9.

Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang thực hiện dao động điện từ tự do. Gọi U0 là điện áp cực đại giữa hai bản tụ; u và i là điện áp giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện trong mạch tại thời điểm t. Hệ thức đúng là

A:

(i^2 = LC(U_o^2 - u^2))

B:

 
(i^2 = {C over L}(U_o^2 - u^2))
 

C:

 
(i^2 = sqrt {LC}(U_o^2 - u^2))
 

D:

 
(i^2 = {L over C}(U_o^2 - u^2))
 

Đáp án: B

W= Wđ+W(Rightarrow {1over 2} Li^2 + {1 over 2} Cu^2 = {1 over 2} CU_o^2 Rightarrow i^2 = { C over L} (U_o^2 - u^2))

10.

Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?

A:

Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.

B:

Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường.

C:

Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vecto cường độ điện trường và vecto cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau.

D:

Điện trường không lan truyền được trong điện môi.

Đáp án: D

11.

Trên một phương truyền sóng có hai điểm M và N cách nhau 80 cm. Sóng truyền theo chiều từ M đến N với bước sóng là 1,6 m. Coi biên độ của sóng không đổi trong quá trình truyền sóng, Biết phương trình sóng tại N là uN = 0,08 cos (pi over 2) (t -4) (m) thì phương trình sóng tại M là:

A:

uM = 0,08 cos (pi over 2) (t + 4) (m)

B:

uM = 0,08 cos (pi over 2) (t + (1 over 2)) (m)

C:

uM = 0,08 cos (pi over 2) (t - 1) (m)

D:

uM = 0,08 cos (pi over 2) (t - 2) (m)

Đáp án: D

uN = 0,08 cos( (pi over 2) t -(2pi )= 0,08 cos(pi over 2) t

 uM = 0,08 cos (pi over 2) (t +(d over v) )= 0,08 cos (pi over 2) (t +(d over lambda.f) =0,08 cos (pi over 2) (t + 2)= 0,08 cos ((pi over 2) t +(pi) ) (m)

= 0,08 cos ((pi over 2) t -(pi) ) (m)= 0,08 cos (pi over 2) (t - 2) m

12.

Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?

A:

Sóng điện từ mang năng lượng

B:

Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ

C:

Sóng điện từ là sóng ngang

D:

Sóng điện từ không truyền được trong chân không

Đáp án: D

Sóng điện từ không truyền được trong chân không là Sai

13.

Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào

A:

hiện tượng tán sắc ánh sáng

B:

hiện tượng quang điện ngoài

C:

hiện tượng quang điện trong

D:

hiện tượng phát quang của chất rắn

Đáp án: C

14.

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Iâng (Y-âng), khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng hỗn hợp gồm hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng 500 nm và 660 nm thì thu được hệ vân giao thoa trên màn. Biết vân sáng chính giữa (trung tâm) ứng với hai bức xạ trên trùng nhau. Khoảng cách từ vân chính giữa đến vân gần nhất cùng màu với vân chính giữa là

A:

4,9 mm.

B:

19,8 mm.

C:

9,9 mm.

D:

29,7 mm.

Đáp án: C

15.

Một thấu kính mỏng bằng thủy tinh hai mặt cầu lồi, có chiết suất tuyệt đối n. Thấu kính này có độ tụ

A:

âm khi đặt trong môi trường có chiết suất tuyệt đối n' > n

B:

luôn dương, không phụ thuộc vào môi trường chứa thấu kính

C:

âm khi đặt trong môi trường có chiết suất tuyệt đối n' < n

D:

dương khi đặt trong môi trường có chiết suất tuyệt đối n' = n

Đáp án: A

Nguồn: /