Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT quốc gia năm 2016 Trường THPT Quảng Xương IV - Môn Hóa Học

Cập nhật: 26/08/2020

1.

Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là     

A:

2

B:

4

C:

5

D:

3

Đáp án: D

Các kim loại phản ứng  gồm Na, Fe, Zn

Đáp án đúng D

2.

Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là

A:

Mg, Zn, Cu                        

B:

Fe, Cu, Ag                    

C:

Al, Fe, Cr                    

D:

Ba, Ag, Au

Đáp án: B

Vì Mg, Ba, Al chỉ điều chế bằng điện phân nóng chảy.

Đáp án đúng B

3.

Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion F e 2+

A:

Ag và Fe3+                    

B:

Zn và Ag+                 

C:

Ag và Cu2+             

D:

Zn và Cu2+

Đáp án: B

vì Zn + Fe2+ → Zn2+ + Fe và Fe2+ + Ag→   Fe3+ + Ag

Đáp án đúng B

4.

Kim nào sau đây là kim loại kiềm?   

A:

Zn 

B:

Al        

C:

Na

D:

Cu

Đáp án: C

Đáp án đúng C

5.

Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl 2

A:

Nhiệt phân MgCl2.                   

B:

Điện phân dung dịch MgCl2.

C:

Dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgC l2.       

D:

Điện phân MgCl2 nóng chảy

Đáp án: D

Đáp án đúng D

6.

Ứng dụng không phải của kim loại kiềm là 

A:

Dùng chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp

B:

Điều chế kim loại kiềm hoạt động yếu hơn bằng phương pháp nhiệt kim loại

C:

Dùng làm chất trao đổi nhiệt trong các lò phản ứng hạt nhân

D:

Dùng làm chất xúc tác trong nhiều phản ứng hữu cơ

Đáp án: B

Đáp án đúng B

7.

Dùng quỳ tím thì có thể phân biệt 2 dung dịch nào trong các cặp dung dịch sau ?

A:

Na2CO3, K2CO3             

B:

NaCl, KCl       

C:

NaCl, Na2CO3

D:

NaCl, KNO3

Đáp án: C

NaCl không làm đổi màu quỳ, Na 2CO3 làm đổi màu quỳ

Đáp án đúng C

8.

Hòa tan 4,6 gam một kim loại kiềm vào 200 ml nước thu được 204,4 g một  dung dịch kiềm. Kim loại kiềm đó là

A:

Li

B:

Na 

C:

K

D:

Rb

Đáp án: B

((1) R + H_2O ightarrow ROH + {1 over 2} H_2)

(n_{H_2} = { 4,6 + 200.0,1 - 204,4 over 2} = 0,1 ) (mol)

(1) => nR = 0,2 mol =>   MR({4,6 over 0,2}) = 23g.mol-1 =>  R : Na

Đáp án đúng B

9.

Hoà tan 6,4 gam Cu bằng axit H 2SO4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là   

A:

2,24.

B:

3,36.

C:

6,72     

D:

4,48.

Đáp án: A

Cu + H2SO4   → CuSO4 + SO2 + H2O  do đó số mol SO2 bằng số mol Cu

Đáp án đúng A

10.

Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là

A:

9

B:

14

C:

18

D:

20

Đáp án: A

Fe  +  4HNO3 →  Fe(NO3)3  +  NO  +  2H2O

(sum _{hệ số cân bằng} = 1+ 4+ 1+ 1+2 = 9) 

Đáp án đúng A

 

 

11.

Metylacrylat có công thức là

A:

C3H7COOCH3

B:

C2H3COOH

C:

C2H3COOCH3

D:

C2H5COOCH3

Đáp án: C

Đáp án đúng C

12.

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metyl amin (CH 3NH2), sinh ra V lít khí N2 (ở đktc). Giá trị của V là 

A:

1,12.

B:

4,48.

C:

3,36.

D:

2,24.

Đáp án: D

CH5N  →  ½ N2

  V= 0,1. 22,4 = 2,24 lit

Đáp án đúng D

13.

Kết tủa tạo thành khi nhỏ nước brom vào

A:

anilin.

B:

ancol etylic.     

C:

axit axetic.

D:

benzen..

Đáp án: A

anilin tạo kết tủa với nước brom.

Đáp án đúng A

14.

Poli(vinyl clorua) được điều chế từ phản ứng trùng hợp

A:

CH3-CH=CHCl.

B:

CH2=CH-CH2Cl

C:

CH3CH2Cl.

D:

CH2=CHCl.

Đáp án: D

Đáp án đúng D

15.

Số nhóm hydroxyl (-OH) trong một phân tử glixerol là

A:

3

B:

1

C:

4

D:

2

Đáp án: A

C3H5(OH)3

Đáp án đúng A

Nguồn: /