Cập nhật: 24/07/2020
1.
Hòa tan hết một lượng kim loại Na cần V ml ancol (rượu) etylic 460 thu được 63,84 lít H2(đktc). Biết khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị nhỏ nhất của V là
A:
100
B:
180
C:
150
D:
120
Đáp án: C
Chú ý : Lượng H2 sinh ra do cả rượu và nước phản ứng sinh ra.Rất nhiều bạn học sinh quên điều này.
2.
Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp hai kim loại X và Y bằng dung dịch HCl ta thu được 12,71gam muối khan. Thể tích khí H2 thu được (đktc) là
A:
0,224 L
B:
2,24 L
C:
4,48 L
D:
0,448 L
Đáp án: A
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.
Cứ 1 mol Cl– sinh ra sau phản ứng khối lượng muối tăng lên 35,5 g.
Theo đề, tăng 0,71 g, do đó số mol Cl– phản ứng là là 0,02 mol.
3.
Cho hơi nước tác dụng với than nóng đỏ ở nhiệt độ cao được hỗn hợp X gồm CO, CO2 và H2. Cho V lít hỗn hợp X (đktc) tác dụng hoàn toàn với CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp chất rắn Y và hỗn hợp khí, hơi. Hòa tan hết hỗn hợp Y bằng dung dịch HNO3 đặc thu được 11,2 lít khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Biết rằng các phản ứng tạo hỗn hợp X có hiệu suất 80% và than gồm cacbon có lẫn 4% tạp chất trơ. Khối lượng than đã dùng để tạo được V lít hỗn hợp X (đktc) là
A:
1,152 gam
B:
1,250 gam.
C:
1,800 gam.
D:
1,953 gam.
Đáp án: D
4.
Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300 mL dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là
A:
3,81 g
B:
4,81 g
C:
5,21 g
D:
4,86 g
Đáp án: C
Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.
Cứ 1 mol H2SO4 phản ứng, để thay thế O (trong oxit) bằng SO42– trong các kim loại, khối lượng tăng 96 – 16 = 80 g.
Theo đề số mol H2SO4 phản ứng là 0,03 thì khối lượng tăng 0,24 g.
Vậy khối lượng muối khan thu được là: 2,81 + 2,4 = 5,21 g.
5.
Chia hỗn hợp 2 kim loại A, B có hóa trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl, tạo ra 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2 nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,84 gam chất rắn. Khối lượng hỗn hợp 2 kim loại trong hỗn hợp đầu là
A:
2,4 gam
B:
3,12 gam
C:
2,2 gam
D:
1,8 gam
Đáp án: B
Nhận xét: Số mol điện tích của hai kim loại A và B trong hai phần là không thay đổi, do đó số mol điện tích âm trong hai phần là như nhau.
mkim loại = moxit – moxi = 2,84 – 0,08.16 = 1,56 gam
Khối lượng trong hỗn hợp ban đầu m = 2.1,56 = 3,12 gam
6.
Dung dịch A có chứa 5 ion : Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl– và 0,2 mol NO3–. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào A đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là
A:
150 mL
B:
300 mL
C:
200 mL
D:
250 mL
Đáp án: A
Phương trình ion rút gọn
Mg2+ + CO32– MgCO3¯
Ba2+ + CO32– BaCO3¯
Ca2+ + CO32– CaCO3¯
Khi phản ứng kết thúc, các kết tủa tách khỏi dung dịch, phần dung dịch chứa K+, Cl– và NO3–. Để trung hòa điện thì
nK+ = nCl- + nNO3- = 0,3 mol
VddK2CO3 = 0,3/2 = 0,15 (lít) = 150 ( mL)
7.
Dung dịch A chứa các ion CO32–, SO32–, SO42– và 0,1 mol HCO3–, 0,3 mol Na+. Thêm V (lít) dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là
A:
0,15 L
B:
0,2 L
C:
0,25 L
D:
0,5 L
Đáp án: B
Nồng độ các ion [Ba2+] = 1M, [OH–] = 2M. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất, cần 0,1 mol OH– để tác dụng hết với HCO3–
HCO3– + OH– CO32– + H2O
Mặt khác cần 0,3 mol OH– để trung hoà Na+.
Vậy tổng số mol OH– cần là 0,1 + 0,3 = 0,4 mol
Thể tích dung dịch Ba(OH)2 là V = 0,4/2 = 0,2 L
nx2- = (0,3 – 0,1)/2 = 0,1
nCO32-(mới) = 0,1
Do đó: nX2- + nCO32-(mới) = 0,2
Suy ra: nBa2+ = 0,2
Thể tích dung dịch Ba(OH)2 là V = 0,2/1 = 0,2 L
8.
Cho các dung dịch: K2CO3, C6H5ONa, CH3NH3Cl, KHSO4, Na[Al(OH)4] hay NaAlO2, Al(NO3)3, NaHCO3, NH4NO3, C2H5ONa, CH3NH2, lysin, valin. Số dung dịch có pH > 7 là
A:
8
B:
9
C:
7
D:
10
Đáp án: C
Các chất có môi trường bazo thường gặp là : Kiềm,amin,muối của bazo mạnh và axit yếu
K2CO3 - C6H5ONa - NaAlO2 - NaHCO3 - C2H5ONa - CH3NH2 - lysin
9.
Cho tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl 4M thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Để kết tủa hoàn toàn các ion trong D cần 300 mL dung dịch NaOH 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A:
0,1 L
B:
0,12 L
C:
0,15 L
D:
0,2 L
Đáp án: C
Khi cho 0,6 mol NaOH vào dung dịch D chứa Mg2+, Fe2+ và H+ (nếu dư) tách ra khỏi dung dịch D. Dung dịch tạo thành chứa Cl– phải trung hoà điện với 0,6 mol Na+
10.
Cho 20 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tan vừa hết trong 700 mL dung dịch HCl 1M thu được 3,36 lít H2 (đktc) và dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với NaOH dư, lọc kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Khối lượng Y là
A:
16 g
B:
32 g
C:
8 g
D:
24 g
Đáp án: D
Các phản ứng
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
FeO + 2HCl FeCl2 + H2O
Fe3O4 + 8HCl 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
Fe2O3 + 6HCl ® 2FeCl2 + 3H2O
FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3 + 3NaCl
4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
2Fe(OH)3 + O2 2Fe2O3 + 3H2O
Với cách giải thông thường, ta đặt ẩn số là số mol các chất rồi tính toán theo phương trình phản ứng. Để giải nhanh bài toán này, ta áp dụng phương pháp bảo toàn điện tích.
Số mol HCl hoà tan Fe là nHCl =
Số mol HCl hoà tan các oxit = 0,7 – 0,3 = 0,4 (mol)
Theo định luật bảo toàn điện tích ta có
0,3 mol Fe 0,15 mol Fe2O3;
11.
Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni thu được hỗn hợp hơi Y có tỉ khối hơi so với He bằng 95/12. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thì thấy hết a mol Br2. Giá trị của a là
A:
0,04
B:
0,02
C:
0,20
D:
0,08
Đáp án: A
12.
Đun nóng m gam hỗn hợp X (R-COO-R1; R-COO-R2) với 500 ml dung dịch NaOH 1,38M thu được dung dịch Y và 15,4 gam hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Cho toàn bộ lượng T tác dụng với Na dư thu được 5,04 lít khí hiđro (đktc). Cô cạn Y thu được chất rắn rồi lấy chất rắn này đem nung với CaO xúc tác đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,2 gam một khí. Giá trị của m là
A:
34,51.
B:
31,00
C:
20,44.
D:
40,60.
Đáp án: D
13.
Cho các chất: phenylamoni clorua, phenyl clorua, m-crezol, ancol benzylic, natri phenolat, phenol, anilin. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là
A:
3
B:
2
C:
4
D:
5
Đáp án: A
C6H5 - NH3Cl + NaOH → C6H5 - NH2 + NaCl + H2O
OH- C6H4 - CH3 + NaOH → ONa - C6H4 - CH3 + H2O
C6H5 - OH + NaOH → C6H5 - ONa + H2O
14.
So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ.
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.
Trong các so sánh trên, số so sánh không đúng là
A:
5
B:
3
C:
2
D:
4
Đáp án: A
(1)Tinh bột không tan trong nước
(2)Tinh bột không tráng bạc
(3)Glu không thủy phân
(4)Tinh bột không cho số mol = nhau
(5)Glu không màu
15.
100 mL dung dịch AlCl3 1M với 200 mL dung dịch NaOH 1,8M thu được kết tủa A. Khối lượng kết tủa A là
A:
3,12 g
B:
6,24 g
C:
1,06 g
D:
2,08 g
Đáp án: A
Ta có thể sử dụng định luật bảo toàn điện tích:
Sau khi phản ứng kết thúc, kết tủa tách ra, phần dung dịch chứa 0,3 mol Cl– trung hoà điện với 0,3 mol Na+ còn 0,06 mol Na+ nữa phải trung hoà điện với một anion khác, chỉ có thể là 0,06 mol AlO2– (hay [Al(OH)4]–). Còn 0,1 – 0,06 = 0,04 mol Al3+ tách ra thành 0,04 mol Al(OH)3. Kết quả trong dung dịch chứa 0,3 mol NaCl và 0,06 mol NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4])
mA= 0,04.78 = 3,12 gam
Nguồn: /