Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Hóa học - Sở giáo dục Kiên Giang

Cập nhật: 25/08/2020

1.

Nung hỗn hợp gồm Fe(NO3)2, Fe(OH)3, FeS2 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi thu được một chất rắn là:

A:

Fe2O3.

B:

FeO.

C:

Fe.

D:

Fe3O4.

Đáp án: A

2.

Cho dãy các kim loại: Cu, Zn, Ni, Ba, Mg, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch FeCl3 là:

A:

3

B:

4

C:

5

D:

6

Đáp án: C

Dựa vào dãy điện hóa kim loại: Cu, Zn, Ni, Mg, Ba

3.

Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?

A:

Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.

B:

Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn và có ánh kim.

C:

Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.

D:

Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.

Đáp án: C

4.

Dãy chất nào sau đây phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa Ag?

A:

C2H5CHO, C3H4.

B:

C2H2, CH3CHO.  

C:

CH3COOH, CH3CHO. 

D:

CH3CHO, HCOOH.

Đáp án: D

Chất có nhóm CHO có khả năng phản ứng tráng bạc.

5.

Trong các loại tơ sau: tơ tằm; tơ visco; tơ nilon – 6,6; tơ axetat; tơ capron; tơ enang. Những loại tơ thuộc tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo) là:

A:

Tơ nilon–6,6; tơ capron.

B:

Tơ tằm; tơ enang. 

C:

Tơ visco; tơ axetat. 

D:

Tơ visco; tơ nilon–6,6.

Đáp án: C

6.

Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao?

A:

H2.

B:

Al.

C:

CO.

D:

Mg.

Đáp án: C

7.

Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
      (X): 1s22s22p6.                   (Y): 1s22s22p63s2.                 (Z): 1s22s22p3.                       (T): 1s22s22p63s23p3.
Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A:

X là khí hiếm, Z là kim loại. 

B:

Chỉ có T là phi kim.

C:

Z và T là phi kim. 

D:

Y và Z đều là kim loại.

Đáp án: C

(X): 1s22s22p6. ⇒ Ne   
(Y): 1s22s22p63s2. ⇒ Mg
(Z): 1s22s22p3. ⇒ F
(T): 1s22s22p63s23p3. ⇒ P

8.

Hòa tan Fe trong dung dịch HNO3 dư thấy sinh ra hỗn hợp khí chứa 0,01 mol NO và 0,015 mol NO2. Khối lượng Fe bị hòa tan là:

A:

1,12 gam. 

B:

1,68 gam.  

C:

0,56 gam.

D:

0,84 gam.

Đáp án: D

9.

Cho các cân bằng hóa học sau:
      (1) N2(k) + 3H2(k) ↔↔ 2NH3(k).                            (2) H2(k) + I2(k) ↔↔ 2HI(k)
      (3) 2SO2(k) + O2(k) ↔↔ 2SO3(k)                          (4) N2(k) + O2(k) ↔↔ 2NO(k)
Khi thay đổi áp suất cân bằng hóa học nào không bị chuyển dịch?

A:

2 và 4.

B:

1 và 4. 

C:

1 và 2. 

D:

2 và 3.

Đáp án: A

Các cân bằng nếu có số mol các chất khí hai về bằng nhau thì không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi áp suất toàn hệ.

10.

Dãy các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần là:

A:

Fe, Zn, Mg, Al. 

B:

Fe, Zn, Al, Mg. 

C:

Mg, Fe, Zn, Al.

D:

Al, Mg, Fe, Zn.

Đáp án: A

Dựa vào dãy điện hóa

11.

Hiđrocacbon X (chứa vòng benzen) có công thức phân tử là C8H8. Biết X có phản ứng trùng hợp và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là:

A:

Toluen.

B:

Stiren. 

C:

Isopren.

D:

Etylbenzen.

Đáp án: B

X có phản ứng trùng hợp và làm mất màu dung dịch brom.
⇒ X có nhánh không no
C6H5CH=CH2 (Stiren)

12.

Quặng sắt nào dưới đây chứa hàm lượng sắt lớn nhất?

A:

Hematit.

B:

Pirit. 

C:

Xiđerit.

D:

Manhetit.

Đáp án: D

13.

Cho các chất sau:
      X: H2N – CH2 – COOH
      Y: H3C – NH – CH2 – CH3.
      Z: C6H5 – CH(NH2) – COOH.
      G: HOOC – CH2 – CH(NH2) – COOH.
      P: H2N – CH2 – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH.
      T: CH3 – CH2 – COOH.
      Những chất thuộc loại aminoaxit là:

A:

X,Y,Z,T.      

B:

X,Z,G,P. 

C:

X,Z,T,P.   

D:

X,Y,G,P.

Đáp án: D

14.

Cho các chất sau: CO2, CH4, CH3OH, NH3, CH3COONa, Na2CO3, CaC2, C2H5NH2, CH3OCH3. Số hợp chất hữu cơ là:

A:

3

B:

4

C:

5

D:

6

Đáp án: D

Ngoại trừ CO2; NH3; Na2CO3

15.

Tỉ khối hơi của một este đơn chức X so với khí cacbonic là 2. Công thức phân tử của X là:

A:

C2H4O2.

B:

C4H8O2.  

C:

C3H6O2

D:

C4H6O2.

Đáp án: B

MX = 2.44 = 88g ⇒ C4H8O2

Nguồn: /