Danh sách bài viết

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học Trường THPT Yên Hòa - Hà Nội năm học 2019 - 2020 lần 1

Cập nhật: 24/07/2020

1.

Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có 2 alen, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Lai ruồi cái mắt đỏ với ruồi đực mắt trắng (P) thu được F1 gồm 50% ruồi mắt đỏ, 50% ruồi mắt trắng. Cho F1 giao phối tự do với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, trong tổng số ruồi F2, ruồi cái mắt đỏ chiếm tỉ lệ

A:

6,25%

B:

18,75%

C:

75%

D:

31,25%

Đáp án: D

P:  XAXa . XaY

F1:(1 over 4) XAXa : (1 over 4) XaXa :(1 over 4) XAY : (1 over 4) XaY

- Tần số alen Xa ớ giới cái là: (3 over 4); Tần số alen Xa ở giới đực: (1 over 2) tần số kiểu gen XaXa ở giới cái là: (3 over 4) x (1 over 2)   =  (3 over 8)  = 37.5%

- Tỷ lệ kiểu hình mắt đỏ ở giới cái là: 100% - 37,5% = 62,5%

- Tỷ lệ kiểu hình mắt đỏ trong quần thể là: 62,5%/2 = 31,25% (vì tỷ lệ đực cái là 1:1)

=> Đáp án D

2.

Cho các bệnh tật di truyền sau:

    (1) Bệnh máu khó đông.             (2) Bệnh bạch tạng.                     (3) Bệnh ung thư máu.                        

    (4) Hội chứng Đao.                     (5) Hội chứng Claiphentơ.          (6) Bệnh câm điếc bẩm sinh.

Bằng phương pháp tế bào học có thể phát hiện các bệnh tật

A:

(3), (4), (5).

B:

(1), (4), (5).

C:

(2), (4), (5).

D:

(4), (5), (6).

Đáp án: A

3.

Các nhà khoa học cho rằng dạng vật chất di truyền đầu tiên sử dụng trong quá trình tiến hóa không phải là ADN mà là ARN. Dẫn liệu chứng tỏ hiện tượng trên là:

A:

Ở các dạng tế bào đều chứa 2 dạng nucleic acid đó là ADN và ARN.

B:

Trong quá trình tổng hợp protein có sự tham gia trực tiếp của các dạng ARN mà không có sự tham gia của ADN.

C:

Kích thước ARN đủ nhỏ để chứa thông tin di truyền của những sinh vật sống đơn giản đầu tiên.

D:

Các thành phần ribonucleotide dễ tổng hợp hóa học hơn so với nucleotide do vậy chắc chắn ARN có mặt trước ADN trong quá trình tiến hóa.

Đáp án: B

4.

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong tổng số cây thu được ở F­2, số cây hoa đỏ dị hợp  tử chiếm tỉ lệ

A:

12,5%.

B:

37,5%

C:

18,55%

D:

25%

Đáp án: B

- TLKH F2: 9 trắng: 7 đỏ => KG F1: AaBb và KG F2: 9A-B-: 7(3A-bb : 3aaB- : 1aabb). Tỷ lệ bài toán tuân theo quy luật di truyền tương tác gen (2 gen quy định 1 tính trạng), nhưng theo đề bài tính trạng chỉ do 1 gen quy định => giải bái toán theo hướng di truyền quần thể :

- Qua ngẫu phối quần thể đạt TTCB, ta có: q2  = 0,5625 => q =  0,72 và p = 0,25 :

-  Tỷ lệ cây hoa đỏ dị hợp là 2pq = 2.0,25.0,75 = 3/8 = 0,375

=> Đáp án B

5.

Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng?

A:

Tiến hoá nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới 
tác động của các nhân tố tiến hoá. 

B:

Kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài

C:

Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen 
và thành phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới. 

D:

Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách 
li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện. 

Đáp án: B

6.

Hai cặp gen A/a; B/b quy định hai cặp tính trạng tương phản và nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng . Phép lai nào dưới đây chắc chắn sẽ cho kết quả giống phép lai phân tích cá thể dị hợp về 2 cặp gen di truyền phân li độc lập

A:

AB/ab x aB/ab

B:

Ab/aB x AB/ab

C:

Ab/ab x aB/ab

D:

Ab/aB x ab/ab

Đáp án: C

Trong phép lai phân tích cá thể dị hợp hai cặp gen thi tạo ra  4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1 :1 :1 : 1

=>  Tạo ra 4 loại tổ hợp

=>  Bố và mẹ mỗi bên tạo ra hai loại giao tử => bố mẹ dị hợp 1 cặp gen

=>  Đáp án C thỏa mãn

=> Thử lại có Ab/ab x aB/ab=> Ab/ aB : Ab/ab :  aB/ab : ab/ab

Đáp án đúng C

7.

Ở một loài động vật, alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể của loài này ở thế hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,6AA : 0,3Aa : 0,1aa. Giả sử ở quần thể này, những cá thể có cùng màu lông chỉ giao phối ngẫu nhiên với nhau mà không giao phối với các cá thể có màu lông khác và quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể lông trắng ở F1

A:

(1 over 40)

B:

(23 over 180)

C:

(1 over 8)

D:

(1 over 36)

Đáp án: C

Đáp án đúng C

8.

Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?

(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.

(2) Một số loài thú ở xú lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám.

(3) Người mắc hội chúng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.

(4) Các cây hoa cam tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH của môi trường đất.

A:

3

B:

4

C:

2

D:

1

Đáp án: A

9.

Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập:

A:

Sự phân ly và tổ hợp NST trong giảm phân và thụ tinh dẫn đến phân ly và tổ hợp các cặp gen.

B:

F1 là cơ thể lai nhƣng tạo giao tử thuần khiết.

C:

Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân tạo giao tử.

D:

Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng.

Đáp án: C

10.

Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa A-U; G-X và ngược lại thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?

(1) Phân tử ADN mạch kép.

(2) Phân tử mARN.

(3) phân tử tARN.

(4) Quá trình phiên mã.

(5) Quá trình dịch mã.

(6) Quá trình tái bản ADN.

A:

(1) và (4)

B:

(1) và (6)

C:

(2) và (6)

D:

(3) và (5)

Đáp án: D

11.

Ở bò, AA quy định lông đỏ, Aa quy định lông khoang, aa quy định lông trắng. Một quần thể bò có: 4169 con lông đỏ : 3780 con lông khoang : 756 con lông trắng. Tần số tương đối của các alen trong quần thể như thế nào?

A:

p(A) = 0,3; q(a) = 0,7

B:

p(A) = 0,6; q(a) = 0,4.

C:

p(A) = 0,4; q(a) = 0,6

D:

p(A) = 0,7; q(a) = 0,3.

Đáp án: D

12.

Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là đúng?

A:

Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.

B:

Quá trình hình thành loài mới thường gắn liền với sự hình thành quần thể thích nghi.

C:

Sự lai xa và đa bội hóa luôn dẫn tới sự hình thành loài mới.

D:

Sự cách li địa lí gắn liền với sự hình thành loài mới.

Đáp án: B

A sai, sự hình thành loài mới cần có sự tham gia của các đột biến phát sinh

C sai, con lai trong phép lai xa và đa bội hóa, nêu như không có khả năng thích nghi và sinh sản ra các thế hệ sau thì không thể hình thành loài mới được

D sai, cách li địa lí chỉ là yếu tố thuận lợi cho việc hình thành loài mới, không phải 100% các quần thể bị cách li địa lý sẽ hình thành loài mới

13.

Vì sao kiểu hình con lai trong trường hợp di truyền ngoài nhiễm sắc thế thường chỉ giống mẹ ?

A:

Vì giao tử đực của bố không còn gan ngoài NST

B:

Vì giao tử cái lớn hơn giao tử đực

C:

Vì hợp tử có gen trên NST của mẹ nhiều hơn

D:

Vì hợp tử có gen ngoài NST của mẹ nhiều hơn

Đáp án: D

Kiểu hình con lai trong trường hợp di truyền ngoài nhiễm sắc thế thường chỉ giống mẹ vì hợp tử có gen ngoài NST của mẹ nhiều hơn

14.

Cách thí nghiệm của Morgan về hoán vị gen khác với cách thí nghiệm liên kết gen ở điểm chính nào

A:

Đảo cặp bố mẹ ở thế hệ P

B:

đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F1

C:

đảo cặp bố mẹ ở thế hệ F2

D:

dùng lai phân tích

Đáp án: B

Morgan đã đảo vai trò làm bố, mẹ của cặp bố mẹ ở thế hệ F1 để nghiên cứu về hoán vị gen

15.

Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì

A:

sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên

B:

sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống

C:

sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên

D:

sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu

Đáp án: A

Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì: sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên do không đủ nguồn sống cung cấp cho tất cả cá thể trong quần thể

Nguồn: /