Cập nhật: 11/07/2020
1.
Biểu hiện nào sau đây không chứng minh địa hình của nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa?
A:
Địa hình có tính chất già.
B:
Cường độ phong hóa, xâm thực, bào mòn, rửa trôi trên đất đá, sườn dốc rất lớn.
C:
Quá trình bồi tụ ở hạ lưu sông diễn ra nhanh.
D:
Tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi diễn ra nhanh, hình thành địa hình Caxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung lũng khô.
Đáp án: A
Biểu hiện không chứng minh địa hình của nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa là Địa hình có tính chất già. Vì các biểu hiện của địa hình vùng nhiệt đới ẩm là xâm thực mạnh ở đồi núi và bồi tụ nhanh ở đồng bằng (được trình bày cụ thể trong các ý B, C, D) (sgk Địa lí 12 trang 45). Địa hình già hay được trẻ lại do các vận động tạo núi, các điều kiện cổ địa lí...trong lịch sử hình thành lãnh thổ
2.
Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông là
A:
sóng mạnh nhất vào thời kì gió mùa Đông Bắc, dòng hải lưu hoạt động theo mùa
B:
nhiệt độ nước biển cao, trung bình trên 230C và tăng dần từ Nam ra Bắc.
C:
độ muối trung bình khoảng 30-33 %0và đồng nhất giữa các mùa.
D:
thủy triều biến động theo hai mùa lũ cạn và tác động sâu sắc nhất là ở đồng bằng sông Hồng.
Đáp án: A
Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông là
A. đúng vì vào thời kì gió mùa Đông Bắc, sóng to; các dòng hải lưu cũng hoạt động theo mùa
B. sai vì nhiệt độ nước biển tăng dần từ Bắc vào Nam chứ không phải từ Nam ra Bắc
C. sai vì độ muối không đồng nhất giữa các mùa mà có sự thay đổi theo mùa mưa - khô.
D. sai vì thủy triều tác động mạnh nhất ở vùng phía Nam nhất là khu vực TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL thường xuyên chịu ngập lụt do thủy triều
3.
Cho biểu đồ
Cơ cấu dân số theo thành thị-nông thôn ở nước ta giai đoạn 1998-2014.
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số theo thành thị-nông thôn nước ta trong giai đoạn 1998-2014?
A:
Tỷ trọng dân số thành thị tăng 10,0%.
B:
Tỷ trọng dân số thành thị còn thấp.
C:
Tỷ trọng dân số nông thôn chiếm ưu thế và có xu hướng tăng.
D:
Cơ cấu dân số theo thành thị-nông thôn ở nước ta có sự chuyển dịch song còn chậm.
Đáp án: C
Dựa vào biểu đồ đã cho, nhận xét không đúng về cơ cấu dân số theo thành thị-nông thôn nước ta trong giai đoạn 1998-2014 là “Tỷ trọng dân số nông thôn chiếm ưu thế và có xu hướng tăng” vì tỉ trọng dân số nông thôn chiếm ưu thế nhưng có xu hướng giảm, từ 1998 đến 2014 tỉ trọng dân nông thôn giảm 10%
4.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?
A:
Tỉ trọng ngành dịch vụ hiện nay đứng thứ 2 trong cơ cấu GDP cả nước.
B:
Hiện nay, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm.
C:
Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP.
D:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
Đáp án: B
Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, từ năm 1995-2007, tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp đã thấp nhất trong cơ cấu kinh tế và năm 2007 chỉ chiếm 20,3% cơ cấu kinh tế. Nên nhận xét khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất là không đúng
=> Đặc điểm không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là “Hiện nay, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm”
5.
Các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn ở Nhật Bản là:
A:
Tôkiô, Icôcôhama, Caoaxaki, Nagôia, Ôxaca, Hirôsima.
B:
Tôkiô, Icôcôhama, Caoaxaki, Nagôia, Ôxaca, Nagaxaki.
C:
Tôkiô, Icôcôhama, Caoaxaki, Nagôia, Ôxaca, Kiôtô.
D:
Tôkiô, Icôcôhama, Caoaxaki, Nagôia, Ôxaca, Côbê.
Đáp án: D
Các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn ở Nhật Bản là Tôkiô, Icôcôhama, Caoaxaki, Nagôia, Ôxaca, Côbê (xem bản đồ hình 9.5 sgk Địa lí 11 trang 80 – chú ý kí hiệu vòng tròn, kích thước vòng tròn thể hiện quy mô trung tâm công nghiệp)
6.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền nước ta?
A:
Năng suất lao động thấp.
B:
Sử dụng nhiều sức người.
C:
Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
D:
Đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
Đáp án: C
Đặc điểm không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền nước ta là “Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa” vì đây là đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa
7.
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây không thuộc Đồng bằng sông Hồng?
A:
Cát Bà
B:
Ba Vì
C:
Ba Bể
D:
Xuân Thủy
Đáp án: C
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt nam trang 12, vườn quốc gia không thuộc Đồng bằng sông Hồng là Ba Bể vì vườn quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn, thuộc TDMNBB
8.
Việt Nam không có vùng biển chung với quốc gia nào sau đây?
A:
Philippin
B:
Trung Quốc
C:
Campuchia
D:
ĐôngTimo
Đáp án: D
Việt Nam không có vùng biển chung với ĐôngTimo (xem Atlat trang 4-5)
9.
Cho bảng số liệu:
Giá trị xuất-nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000-2014.
Đơn vị: triệu USD.
Năm |
Xuất khẩu |
Nhập khẩu |
2000 |
14482,7 |
15636,5 |
2005 |
32447,1 |
36761,1 |
2010 |
72236,7 |
84838,6 |
2012 |
114529,2 |
113780,4 |
2014 |
150217,1 |
147849,1 |
Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất-nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000-2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A:
Biểu đồ cột
B:
Biểu đồ đường
C:
Biểu đồ miền
D:
Biểu đồ tròn
Đáp án: C
Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu nhiều năm (>3 năm) là biểu đồ miền
=> biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấugiá trị xuất-nhập khẩu nước ta giai đoạn 2000-2014 là biểu đồ miền
10.
Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước do nguyên nhân nào sau đây?
A:
B:
Nguồn nước dồi dào, đất đai màu mỡ.
C:
Lịch sử khai thác lâu đời, địa hình bằng phẳng
D:
Cơ sở hạ tầng tốt, khí hậu thuận lợi.
Đáp án: A
Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước chủ yếu do Trình độ thâm canh cao, người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa nước
11.
Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nào sau đây?
A:
Bắc Trung Bộ
B:
Trung du và miền núi Bắc Bộ
C:
Đồng bằng sông Hồng
D:
Tây Nguyên
Đáp án: B
Cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (sgk Địa lí 12 trang 107)
12.
Căn cứ vào Atlat Địa lý trang 15, cho biết vùng nào sau đây có mật dộ dân số cao nhất nước ta?
A:
Đông Nam Bộ
B:
Đồng bằng sông Hồng
C:
Bắc Trung Bộ
D:
Đồng bằng sông Cửu Long
Đáp án: B
Căn cứ vào Atlat Địa lý trang 15, vùng có mật dộ dân số cao nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng
13.
Tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất ở nước ta là
A:
Hải Phòng-Đà Nẵng
B:
TP. Hồ Chí Minh-Cửa Lò
C:
Hải Phòng-TP. Hồ Chí Minh
D:
TP. Hồ Chí Minh-Đà Nẵng
Đáp án: C
Tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất ở nước ta là Hải Phòng-TP. Hồ Chí Minh dài 1500km (sgk Địa lí 12 trang 132)
14.
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng vòng cung?
A:
Đông Triều
B:
Hoàng Liên Sơn
C:
Pu Đen Đinh
D:
Trường Sơn Bắc
Đáp án: A
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 13, dãy núi có hướng vòng cung là dãy Đông Triều, thuộc vùng núi Đông Bắc
15.
Cho bảng số liệu
Sản lượng cá khai thác
Đơn vị: Nghìn tấn
Năm |
1985 |
1990 |
1995 |
2000 |
2001 |
2003 |
Sản lượng |
11411,4 |
10356,4 |
6788,0 |
4988,2 |
4712,8 |
4596,2 |
Để thể hiện sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm từ 1985-2003 theo bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A:
Biểu đồ cột
B:
Biểu đồ đường
C:
Biểu đồ miền
D:
Biểu đồ tròn
Đáp án: A
Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi giá trị thực của đối tượng là biểu đồ cột. => biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi sản lượng cá khai thác của Nhật Bản qua các năm từ 1985-2003 là biểu đồ cột
Nguồn: /