Cập nhật: 11/07/2020
1.
Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
A:
Cục diện “Chiến tranh lạnh”.
B:
Xu thế toàn cầu hóa.
C:
Sự hình thành các liên minh kinh tế
D:
Sự ra đời các khối quân sự đối lập
Đáp án: A
2.
Những yếu tố nào góp phần làm cho phong trào yêu nước ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất mang màu sắc mới?
A:
Sự chuyển biến về kinh tế.
B:
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.
C:
Sự tác động của cách mạng thế giới và sự ra đời của các tầng lớp, giai cấp mới trong xã hội.
D:
Pháp tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến.
Đáp án: C
3.
Nội dung quyết định để Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng là:
A:
phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.
B:
thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
C:
thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam.
D:
bầu ra Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.
Đáp án: C
4.
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là
A:
xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn.
B:
kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước
C:
quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
D:
sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu
Đáp án: C
5.
Hội nghị Ianta diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu ?
A:
Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Liên Xô
B:
Từ ngày 4 đến ngày 12/2/1945, tại Liên Xô
C:
Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Xan Phranxixcô (Mĩ)
D:
Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Pháp
Đáp án: A
6.
Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào được coi là nhạy bén với tình hình chính trị và có tinh thần cách mạng?
A:
Giai cấp tư sản dân tộc
B:
Giai cấp công nhân
C:
Tiểu tư sản trí thức
D:
Giai cấp địa chủ
Đáp án: C
7.
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ?
A:
Pháp
B:
Đức
C:
Anh
D:
Liên Xô
Đáp án: B
8.
Những sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe?
A:
Sự ra đời của tổ chức NATO và Vacsava
B:
Sự ra đời của tổ chức ASEAN và Liên minh Châu Âu (EU)
C:
Sự ra đời của khối SEV và tổ chức Hiệp ước Vacsava
D:
Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc
Đáp án: A
9.
Mục đích bao quát nhất của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là
A:
ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa
B:
thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của Mĩ
C:
bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ
D:
đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Đáp án: B
10.
Tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào thời gian nào?
A:
Ngày 3/2/1930
B:
Ngày 24/2/1930
C:
Tháng 10/1930
D:
Ngày 8/2/1030
Đáp án: B
11.
Xu thế toàn cầu hóa là một hệ quả quan trọng của
A:
Chiến tranh lạnh
B:
Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ
C:
Sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế và khu vực
D:
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
Đáp án: D
12.
Nội dung quan trong nhất của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 là
A:
xác định kẻ thù chủ yếu là phát xít Nhật
B:
xác định nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất
C:
xác định nhiệm vụ củ yếu là cách mạng ruộng đất và giải phóng dân tộc
D:
đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu
Đáp án: D
13.
Sự kiện nào chứng tỏ Phan Bội Châu đã có cảm tình với nước Nga Xô Viết?
A:
Dịch ra chữ Hán cuốn Điều tra chân tướng Nga La Tư của một tác giả Nhật Bản
B:
Thành lập Duy tân hội (1904)
C:
Thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912)
D:
Viết Thất điều thư
Đáp án: A
14.
“Bản đồ gen người” được giải mã hoàn chỉnh vào thời gian nào?
A:
Tháng 3 - 1997
B:
Tháng 4 - 2003
C:
Tháng 4- 2000
D:
Tháng 6- 2000
Đáp án: B
15.
Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại là
A:
“Định hướng Âu - Á”
B:
“Định hướng Đại Tây Dương”
C:
hòa bình, trung lập
D:
ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội
Đáp án: A
Nguồn: /