Danh sách bài viết

Đề thi thử thpt quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân lần 1

Cập nhật: 07/06/2020

1.

Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, công dân có hoặc không có tôn giáo và công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ như thế nào?

A:

Thờ ơ.       

B:

Không tôn trọng.

C:

Công kích.     

D:

Tôn trọng lẫn nhau.

Đáp án: D

2.

Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền

A:

Chính đáng của công dân.    

B:

Cơ bản của công dân.

C:

Cụ thể của công dân.         

D:

Hợp pháp của công dân.

Đáp án: B

3.

Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm và bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?

A:

Từ đủ 16 tuổi trở lên.

B:

Từ đủ 14 tuổi trở lên.

C:

Từ đủ 18 tuổi trở lên. 

D:

Từ đủ 17 tuổi trở lên.

Đáp án: A

4.

Trong trường hợp công dân xử sự không đúng các quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế do luật định để buộc công dân phải

A:

thay đổi suy nghĩ, cách ứng xử đối với hành vi mà mình thực hiện.

B:

thay đổi thái độ và cách thực hiện hành vi của mình theo quy định của pháp luật.

C:

thay đổi cách ứng xử và khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

D:

thay đổi nhận thức về hành vi của mình theo quy định của pháp luật.

Đáp án: C

5.

Nội dung nào sau đây không đúng với nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động?

A:

Tự do, tự nguyện bình đẳng.

B:

Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

C:

Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

D:

Chỉ có chủ lao động mới được quyết định mọi chế độ làm việc.

Đáp án: D

6.

Trách nhiệm pháp lí chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật đối với

A:

chủ thể vi phạm pháp luật.               

B:

mọi công dân trong xã hội.

C:

cá nhân và tổ chức trong xã hội.    

D:

mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Đáp án: A

7.

Điều 33 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Mọi người đều có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A:

Tính ổn định và sáng tạo.  

B:

Tính chặt chẽ về mặt hình thức.

C:

Tính quy phạm phổ biến. 

D:

Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Đáp án: C

8.

Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định

A:

những khoản để công dân thực hiện.

B:

cách thức để công dân thực hiện các quyền đó.

C:

sở thích, mong muốn của công dân.

D:

tính chất, đặc điểm nhân cách của công dân.

Đáp án: B

9.

Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.... Điều này thể hiện công dân

A:

bình đẳng trong lao động.

B:

bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C:

bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D:

bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

Đáp án: D

10.

Chỉ ra câu đúng trong các câu sau.

A:

Nhà nước ban hành pháp luật và nhân dân có nhiệm vụ bảo đảm thực hiện pháp luật.

B:

Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

C:

Pháp luật quy định những việc công dân có thể làm, những việc không phải làm.

D:

Pháp luật có tính rộng rãi, quyết liệt, nghiêm khắc và chặt chẽ.

Đáp án: B

11.

Trong quan hệ lao động, tiền lương dựa trên

A:

sự quyết định của người sử dụng lao động.

B:

sự đề nghị của người lao động.

C:

sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.

D:

kết quả lao động của người lao động.

Đáp án: C

12.

Mỗi công dân cần phải làm gì để đề phòng, ngăn chặn mọi hành vi lạm quyền, không làm đúng thẩm quyền ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân?

A:

Nắm vững các quy định của Hiến pháp và luật.   

B:

Tự đặt ra quyền và nghĩa vụ cho mình.

C:

Theo dõi mọi hành vi của người khác.                        

D:

Yêu cầu mọi người sống trung thực.

Đáp án: A

13.

Quỳnh không đi đúng làn đường dành cho xe máy. Trong trường hợp này Quỳnh đã

A:

không tuân thủ pháp luật.          

B:

không sử dụng pháp luật.

C:

không áp dụng pháp luật.    

D:

không thi hành pháp luật.

Đáp án: A

14.

Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật

A:

có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.

B:

có mức độ rất nguy hiểm và bị coi là tội phạm.

C:

có mức độ đặc biệt nguy hiểm.

D:

có mức độ nguy hiểm và bị coi là tội phạm.

Đáp án: A

15.

Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định

A:

cũng phải suy nghĩ đến những quy định của pháp luật.

B:

cũng phải mong muốn mình làm theo quy định của pháp luật.

C:

cũng phải thể hiện mình biết những quy định của pháp luật.

D:

cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.

Đáp án: D

Nguồn: /

Sở GD-ĐT TP.HCM làm việc với đơn vị dự kiến đầu tư vào Trường quốc tế AISVN

Giáo dục và đào tạo

Chiều 15.4, Văn phòng UBND TP.HCM đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đối với Sở GD-ĐT và tổ công tác liên ngành theo hướng tăng cường theo dõi,...

Thi đánh giá năng lực: Giảm gần nửa số thí sinh trên 1.000 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trong số gần 94.000 thí sinh tham dự đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay, chỉ 80 thí sinh đạt hơn 1.000/1.200 điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Hai trường chuyên của TP.HCM tăng chỉ tiêu, thêm lớp chuyên

Giáo dục và đào tạo

Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và chuyên Trần Đại Nghĩa sẽ tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 và mở rộng thêm một số lớp 10 chuyên bắt đầu từ kỳ tuyển sinh năm nay.

Điểm thi đánh giá năng lực chuyên biệt: Thí sinh cao nhất môn văn chỉ 6,5 điểm

Giáo dục và đào tạo

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM vừa công bố kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt đợt 1 năm 2024. Trong số các bài thi, tiếng Anh có tỷ lệ bài thi đạt điểm cao nhiều nhất.

Cựu Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai chỉ đạo để ngoài sổ sách gần 70 tỉ đồng

Giáo dục và đào tạo

Trong thời gian từ 2009 - 2018, với vai trò là hiệu trưởng, bị can Trần Minh Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo cấp dưới theo dõi thu, chi để ngoài sổ sách kế toán, không...

Thi đánh giá năng lực: Ít thí sinh điểm cao, có nên thi tiếp đợt 2?

Giáo dục và đào tạo

Sau khi ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phổ điểm thi đánh giá năng lực đợt 1, các chuyên gia đã có những phân tích liên quan và lời khuyên cho thí sinh trước khi 'chốt'...

Lưu ý về đổi khu vực tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục và đào tạo

Dù quy định 12 khu vực tuyển sinh ứng với hộ khẩu thường trú của học sinh tại 30 quận, huyện, thị xã nhưng Hà Nội cho phép một số trường hợp được đổi khu vực tuyển sinh khi đăng ký dự tuyển vào lớp 10...

Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích

Giáo dục và đào tạo

Trường hợp học sinh học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình ở tỉnh Quảng Bình phần nào phản ánh câu chuyện bệnh thành tích đầy nhức nhối, giáo viên bằng mọi giá không được...

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng thi Rung chuông vàng

Giáo dục và đào tạo

Trẻ em các lớp lá thi Rung chuông vàng ở từng lớp, mỗi lớp chọn ra 10 em xuất sắc nhất thi toàn trường. Hội thi với nhiều cung bậc cảm xúc, rèn luyện cho trẻ nhiều kỹ năng, kiến thức, chuẩn bị...

Làm rõ vụ nữ sinh lớp 12 Bình Phước bị bạn đánh tổn thương nội sọ

Giáo dục và đào tạo

Bị các bạn đánh khi đi học thêm, nữ sinh lớp 12 tại Bình Phước được chẩn đoán tổn thương ở đầu, tổn thương nội sọ, trầm cảm khiến gia đình lo lắng khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần.