Danh sách bài viết

Đề thi thử THPTQG năm 2019 môn Hóa Học - Chuyên Lam Sơn -Thanh Hóa

Cập nhật: 26/08/2020

1.

Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn       

A:

kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá

B:

sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá

C:

kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá

D:

sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá

Đáp án: C

2.

Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là:

A:

Oxi hoá ion kim loại thành nguyên tử kim loại

B:

Điện phân dung dịch muối tạo ra kim loại

C:

Khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại

D:

Khử oxit kim loại thành nguyên tử kim loại

Đáp án: C

3.

Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô, thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là:

A:

3,5 gam

B:

7,0 gam

C:

5,6 gam

D:

2,8 gam

Đáp án: B

Fe + Cu2+ -> Fe2+ + Cu
x     →                      x
mtăng = 64x – 56x = 1g ⇒ x = 0,125 mol
⇒ mFe pứ = 7g

4.

Chất nào sau đây thuộc loại hiđrocacbon thơm?

A:

Etilen.

B:

Axetilen.

C:

Benzen.

D:

Metan.

Đáp án: C

5.

Mô tả ứng dụng của polime nào dưới đây là không đúng?

A:

Poli(metyl metacrylat) làm kính máy bay, ô tô, đồ dân dụng, răng giả.

B:

Cao su dùng để sản xuất lốp xe, chất dẻo, chất dẫn điện.

C:

PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện.

D:

PVC được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa...

Đáp án: B

6.

Dãy các kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở điều kiện thường?

A:

Ca, Mg, K.

B:

Na, K, Ba.

C:

Na, K, Be.

D:

Cs, Mg, K.

Đáp án: B

7.

Kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, sinh ra khí H2. Oxi của X bị H2 khử thành kim loại ở nhiệt độ cao. Kim loại X là

A:

Cu

B:

Al

C:

Mg

D:

Fe

Đáp án: D

8.

Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được chất nào sau đây?

A:

HCOOH.

B:

CH3OH.

C:

CH3COOH.

D:

CH3CH2OH.

Đáp án: D

9.

Anilin phản ứng với dung dịch chứa chất nào sau đây?

A:

NaOH.

B:

Na2CO3.

C:

HCl.

D:

NaCl.

Đáp án: C

10.

Chất X có công thức phân tử là C4H6O2. Khi thủy phân X trong môi trường axit, thu được anđehit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A:

CH3COOCH=CH2.

B:

HCOOC(CH3)=CH2.

C:

CH2=CHCOOCH3.

D:

CH3CH2COOCH=CH2.

Đáp án: A

11.

Loại polime nào sau đây không chứa nguyên tử nitơ trong mạch polime?

A:

Tơ olon.

B:

Tơ lapsan.

C:

Tơ nilon-6,6.

D:

Protein.

Đáp án: B

12.

Dung dịch X có [OH] = 10–2 M. Giá trị pH của dung dịch X là

A:

2

B:

11

C:

3

D:

12

Đáp án: D

13.

Phát biểu nào sau đây đúng ?

A:

Kim loại kiềm có tính khử giảm dần từ Li đến Cs.

B:

Na2CO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm (chế thuốc đau dạ dày...)

C:

NaHCOvừa tác dụng với dung dịch bazơ, vừa tác dụng với dung dịch axit.

D:

Trong công nghiệp người ta điều chế NaOH bằng cách cho Na tác dụng với nước

Đáp án: C

14.

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al và Fe trong dung dịch H2SO4 loãng, thoát ra 0,4 mol khí. Nếu cũng cho m gam hỗn hợp vào dung dịch NaOH dư, thu được 0,3 mol khí. Giá trị của m là:

A:

12,28.

B:

11,00.

C:

19,50.

D:

16,70.

Đáp án: B

15.

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm sau: 

Thí nghiệm amoniac 

Khí X trong thí nghiệm trên là khí

A:

metan.

B:

sunfurơ.

C:

hiđro clorua.

D:

amoniac.

Đáp án: D

Nguồn: /