Danh sách bài viết

Đề thi trắc nghiệm 15 phút dòng điện trong kim loại môn Vật lý lớp 11 trường THPT Nguyễn Thị Diệu

Cập nhật: 26/08/2020

1.

Các kim loại khác nhau có điện trở suất khác nhau vì:

A:

Chúng có hệ số nhiệt điện trở khác nhau

B:

Cả ba nguyên nhân trên.

C:

Chúng có mật độ êlectron tự do khác nhau

D:

Chúng có cấu trúc mạng tinh thể khác nhau.

Đáp án: B

2.

Nếu gọi ρ0 là điện trở suất của kim loại ở nhiệt độ ban đầu to thì điện trở suất ρ của kim loại phụ thuộc nhiệt độ t theo công thức nào dưới đây?

A:

ρ = ρ0 + α(t - t0); với α là một hệ số có giá trị dương

B:

ρ = ρ0[1 + α(t - t0)]; với α là một hệ số có giá trị âm

C:

ρ = ρ0 + α(t - t0); với α là một hệ số có giá trị âm.

D:

ρ = ρ0[1 + α(t - t0)]; với α là một hệ số có giá trị dương

Đáp án: D

3.

Chọn câu sai

A:

Kim loại dẫn điện tốt là vì mật độ hạt tải điện trong kim loại rất lớn.

B:

Khi nhiệt độ tăng độ linh động của hạt tải điện tăng.

C:

Khi nhiệt độ thấp (xấp xỉ độ không tuyệt đối) điện trở suất của kim loại rất nhỏ.

D:

Khi nhiệt độ không đổi dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm.

Đáp án: B

4.

Trong hiện tượng tỏa nhiệt của dây dẫn kim loại khi có dòng điện chạy qua, nội năng của kim loại có được là do sự chuyển hóa từ

A:

động năng của chuyển động nhiệt.

B:

động năng chuyển động có hướng của các electron.

C:

động năng chuyển động của các nguyên tử.

D:

động năng chuyển động của các ion dương.

Đáp án: B

5.

Câu nào dưới đây nói về tính chất điện của kim loại là không đúng ?

A:

Điện trở suất của kim loại khá lớn, lớn hơn 107 Ωm.

B:

Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.

C:

Kim loại là chất dẫn điện.

D:

Cường độ dòng điện chạy qua dây kim loại tuân theo đúng định luật Ôm khi nhiệt độ của dây kim loại thay đổi không đáng kể.

Đáp án: A

6.

Cường độ dòng điện I chạy trong dây dẫn đồng chất có tiết điện đều S liên hệ với điện tích e, tốc độ rơi v, mật độ n và độ linh động μecủa êlectron theo công thức nào dưới đây?

A:

I = eSv.

B:

I = eμeSv.

C:

I = neμeSv

D:

I = neSv.

Đáp án: D

7.

Điện trở kim loại tăng khi nhiệt độ tăng là do khi nhiệt độ tăng

A:

chiều dài dây dài ra nên electron phải chuyển động quãng đường dài hơn.

B:

các ion ở nút mạng dao động mạnh hơn nên khả năng va chạm giữa electron và ion tăng.

C:

các electron chuyển động nhanh hơn nên khả năng va chạm giữa electron và ion tăng.

D:

tiết diện dây nở to ra nên khả năng va chạm gữa electron và ion tăng.

Đáp án: B

8.

Bản chất dòng điện trong kim loại là:

A:

dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do cùng chiều điện trường

B:

dòng chuyển dời có hướng của các ion dương cùng chiều điện trường.

C:

dòng chuyển dời có hướng của các ion dương ngược chiều điện trường.

D:

dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do ngược chiều điện trường.

Đáp án: D

9.

Đối với vật dẫn kim loại, khi nhiệt độ tăng thì điện trở của vật dẫn cũng tăng. Nguyên nhân chính là:

A:

các electron tự do bị "nóng lên" nên chuyển động chậm hơn.

B:

các electron tự do chuyển động nhanh hơn.

C:

các electron dương chuyển động theo chiều điện trường nhanh hơn.

D:

các ion kim loại dao động mạnh hơn, làm cho các electron tự do va chạm với các ion nhiều hơn.

Đáp án: D

10.

Câu nào đúng? Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ

A:

không thay đổi.

B:

ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.

C:

tăng lên.

D:

giảm đi.

Đáp án: C

Nguồn: /